Chỉ báo nhanh là gì?

Chỉ báo nhanh là gì?

Trần Vân Anh

Trần Vân Anh

Junior Editor

08:59 13/03/2024

Chỉ báo nhanh (Leading Indicator) là một nhóm các chỉ báo kỹ thuật sử dụng dữ liệu trong quá khứ nhằm đưa ra tín hiệu dự báo cho một xu hướng mới hoặc xu hướng đảo chiều sắp xảy ra.

Chỉ báo nhanh đưa ra tín hiệu trước khi xu hướng mới xuất hiện.

Chỉ báo nhanh (Leading Indicator) là một nhóm các chỉ báo kỹ thuật sử dụng dữ liệu trong quá khứ nhằm đưa ra tín hiệu dự báo cho một xu hướng mới hoặc xu hướng đảo chiều sắp xảy ra. Tức là các tín hiệu được đưa ra trước khi xu hướng đã được hình thành.

Các nhà đầu tư có thể tìm ra những điểm vào lệnh lý tưởng để tối ưu hóa lợi nhuận và thậm chí là “bắt đáy” khởi đầu của một cơn sóng mới. Lưu ý, các chỉ báo nhanh thường được sử dụng hiệu quả nhất trong các thị trường có xu hướng thuận chiều với xu hướng di chuyển của chỉ báo. 

Tuy nhiên, do nhóm chỉ báo này đưa ra các tín hiệu sớm nên đôi khi tỷ lệ sai số, thông tin nhiễu hay tín hiệu giả là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong thị trường ngoại hối.

Các chỉ báo nhanh được sử dụng phổ biến

Một số chỉ báo nhanh được sử dụng trong phân tích kỹ thuật: chỉ báo RSI, chỉ báo Stochastic và Đám mây Ichimoku,...

Thứ nhất, chỉ báo RSI (Relative Strength Index) hay chỉ báo Sức mạnh tương đối được sử dụng để đánh giá sức mạnh của phe mua hoặc phe bán đối với một loại tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 14 phiên gần nhất.

Chỉ số RSI được phản ánh thông qua một đường cong phía dưới biểu đồ giá, với khung giao động nằm trong khoảng từ 0 - 100. Thông qua RSI, các traders có thể nắm bắt được tín hiệu về xu hướng giá tiếp theo và xác định các vùng quá mua/quá bán - nơi mà giá có khả năng sẽ sớm đảo chiều.

  • Hiện tượng quá mua (overbought): RSI sẽ cắt qua trục 70 và đi lên. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá điều chỉnh giảm trở lại. 
  • Hiện tượng quá bán (oversold): RSI sẽ cắt qua trục 30 và đi xuống. Các nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá điều chỉnh tăng trở lại.

Thứ hai, chỉ báo Stochastic: là chỉ báo dao động được sử dụng để đo lường tốc độ biến động (nhanh chậm) của tài sản. Tức là, so sánh mức giá hiện tại với một phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 14 phiên gần nhất), từ đó tính toán tốc độ thay đổi của giá so với kỳ vọng hay giá trị thực tế. 

Stochastics là một biểu đồ nằm riêng biệt phía dưới biểu đồ, được giới hạn trong khung giao động từ 0-100% chứa 2 đường nằm ngang bao gồm: biên trên là mốc 80% và biên dưới là mốc 20%.

Đường Stochastic có 2 dạng chính là đường Stochastic chậm (Slow Stochastic) màu cam và đường Stochastic nhanh (Fast Stochastic) màu xanh dương. 

  • Stochastic nhanh: %K và %D nhanh được tính toán như trên
  • Stochastic chậm: %K chậm là %D nhanh (tức là đường SMA3 của đường %K nhanh) và đường %D là đường MA của %K.

Thứ ba, đám mây Ichimoku: là một tập hợp các chỉ báo kỹ thuật, bao gồm cả chỉ báo nhanh nhanh và chỉ báo chậm để hỗ trợ các nhà giao dịch có thể nhanh chóng nắm bắt các thông tin  bao gồm: xu hướng chính của thị trường, sức mạnh và động lực của xu hướng, mức hỗ trợ/kháng cự của giá, và các điểm vào lệnh lý tưởng

2 chỉ báo nhanh thuộc hệ thống mây Ichimoku là đường Senkou-span A và đường Senkou-span B.

  • Đường Senkou-span A (Leading Line A): đường trung bình của Tenkan-sen và Kijun-sen, nhưng được vẽ lùi về phía trước 26 phiên.
  • Đường Senkou-span B (Leading Line B): được hình thành từ giá trị trung bình của phạm vi giá trong 52 phiên gần nhất, nhưng được vẽ lùi lại phía trước 26 phiên.

Sự giao cắt giữa hai đường Senkou-span A và Senkou-span B sẽ tạo ra đám mây Kumo - bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống mây Ichimoku. Do mây Kumo được hình thành từ 2 chỉ báo sớm nên nó sẽ chạy trước hành động giá với 3 nhiệm vụ chính: 

  • Cung cấp một cái nhìn tổng quan nhất về xu hướng giá
  • Hoạt động như vùng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng 
  • Cung cấp tín hiệu về mức độ giao động của giá thông qua độ dày của mây Kumo.

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết