Biểu đồ ngày chỉ số S&P 500 với Volume cùng đường SMA 50 và 200 ngày
Một trong những nhân tố chính tạo xu hướng cho S&P 500 là chính sách thắt chặt tiền tệ gắt gao nhất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ trong hàng thập kỉ. Vậy nên trong thời gian tới, nếu đà tăng lãi suất có thể chậm lại như thị trường đã kì vọng thì đây thực sự là điều thúc đẩy cho đà tăng của chỉ số này.
Biểu đồ ngày Chỉ số DXY với đường SMA 50 và 100 ngày cùng Lợi suất Trái phiếu kì hạn 2 năm của Hoa Kỳ
Dường như thị trường đang tìm kiếm một sự kiện kinh tế có thể thực sự tạo ra sự bùng nổ cho mọi thứ. Doanh số bán lẻ, chỉ số thị trường nhà ở của NAHB và các báo cáo dữ liệu kinh tế khác đã tạo ra sự chú ý nhất định của nhà đầu tư nhưng chưa mang đến chất xúc tác quá đáng kể. Điều tương tự cũng xảy ra với báo cao doanh thu của các tập đoàn lớn như như Netflix, Goldman hay Alcoa...Có lẽ cuộc họp công bố lãi suất của Fed đầu tháng Hai tới đây sẽ tạo ra một biến động mạnh mới cho thị trường.
Sự kiện kinh tế tuần tới và mức độ ảnh hưởng tương ứng
Một cặp tỷ giá đáng chú ý khác chính là USD/CNH. USD/CHN đã chứng kiến đợt trượt giá lớn nhất trong ba tuần sau khi hoàn thành mô hình vai đầu vai và phá vỡ mốc 7.00000 trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau các đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn Covid. Báo cáo GDP của Trung Quốc vào đầu tuần tới và quyết định lãi suất từ Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được mong đợi sẽ mang đến những diễn biến mới cho cặp tiền này.
Biểu đồ ngày tỷ giá USD/CNH với đường SMA 200 ngày
USD/JPY cũng là một cặp tỷ giá cần được quan sát kỹ. Sự sụt giảm của Đô la Mỹ đã khiến cặp tiền này từ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ giảm gần 16% chỉ trong vài tháng. Sự suy giảm này có thể giải thích do phản ứng của thị trường đối với việc giảm lãi suất dự báo của Fed cùng với việc Ngân hàng Nhật Bản có khả năng xoay trục chính sách tiền tệ của mình.
Biểu đồ tuần tỷ giá USD/JPY với đường SMA 200 ngày và chỉ báo ROC 1 tuần