Chính sách nới lỏng sẽ không “chạy” đi đâu cả
Đỗ Duy Đạt
Associate Manager, FX G7
Bong bóng, bong bóng, nhưng lại chẳng có rắc rối nào cả. Ít nhất là theo đánh giá của Fed về trạng thái bấp bênh của trường tài chính. Và BoJ đã bác bỏ những tác động phụ của chính sách nới lỏng tiền tệ khi tập trung hơn vào công việc theo đuổi phát. Nhìn vào sự giảm sút sản lượng dầu của Mỹ, cú sốc về giá có thể đến sớm hơn dự kiến.
Biên bản cuộc họp FOMC mới nhất cho thấy các quan chức Fed lo ngại về việc giá tài sản tăng cao, chênh lệch tín dụng thấp và rủi ro đòn bẩy đáng kể. Nhưng với việc chính sách tập trung vào việc đạt được toàn dụng lao động và nền kinh tế “còn cách xa” nơi cần phải đến, chính sách nới lỏng sẽ tiếp diễn. Và không có dấu hiệu “tapering” vì rủi ro lạm phát kỳ vọng suy giảm. Chúng ta cũng chờ xem liệu chính sách nới lỏng tiền tệ và dữ liệu kinh tế mạnh mẽ cùng với cú sốc nguồn cung năng lượng có thể thay đổi suy nghĩ của Fed hay không.
Các diễn giả của Fed ngày hôm nay có thể sẽ bám sát kịch bản cũ - Bostic muốn thấy nền kinh tế “nóng hơn một chút”. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với ECB, ngoại trừ triển vọng “reflation” đang mờ nhạt khi nhìn vào khoảng cách kỷ lục giữa kỳ vọng lạm phát. Tuy nhiên, sự bùng nổ giá hàng hóa như một tín hiệu về sự phục hồi toàn cầu dường như đã khiến hợp đồng tương lai cổ phiếu châu Âu có xu hướng tăng.
Mặt khác, các ngân hàng trung ương thống trị lịch kinh tế trước dữ liệu của Hoa Kỳ tối nay, bắt đầu với Ngân hàng Na-Uy. Các điều kiện phù hợp để ngân hàng trung ương nay trở thành NHTW đầu tiên thắt chặt chính sách - tin tức tích cực về vắc xin, dự báo dầu được điều chỉnh tăng và một xung lực tài khóa mạnh mẽ. Thị trường có thể gây sức ép lên các ngân hàng trung ương khác hành động sớm hơn - nhưng hợp đồng tương lai trái phiếu vẫn đang tăng trong ngày hôm nay.