Chứng khoán Nhật Bản đứng trước một đợt điều chỉnh mạnh

Chứng khoán Nhật Bản đứng trước một đợt điều chỉnh mạnh

Dũng Phùng

Dũng Phùng

FX Strategist

14:08 24/05/2023

Chứng khoán Nhật Bản đang quá hưng phấn và sắp có một đợt điều chỉnh mạnh.

Đà tăng của chứng khoán có lý do chính đáng, nhưng phần lớn đến từ những yếu tố dài hạn như định giá, kỳ vọng nhà đầu tư nước ngoài vào tiền, thay đổi cơ cấu chính sách, quản trị tốt hơn và friend-shoring (chiến lược off-shoring sang các quốc gia bằng hữu). Điểm chính ở đây là “dài hạn”, nhưng do một lời khen từ Warren Buffet, thị trường đã định giá ngay lập tức những yếu tố đó.

Chỉ số Topix tăng khoảng 10% trong 6 tuần sau khi Buffett đến Nhật Bản. Chỉ số Nikkei còn ghi nhận mức tăng cao hơn. Để làm rõ độ bất thường của pha tăng này, chỉ số Chỉ số MSCI Châu Á ngoài Nhật Bản đã giảm trong cùng kỳ.

Đây đã trở thành giao dịch của mọi nhà. Và bỗng nhiên, cổ phiếu Nhật bản không còn rẻ nữa. Dù vẫn chưa đắt, nhưng P/E dự phóng 12 tháng của chỉ số Topix đã tăng từ mức trung bình 12.9 năm ngoái lên 13.8. Một số yếu tố vĩ mô hỗ trợ đang dần biến mất. Giá dầu có vẻ đã tạo đáy, điều này rất quan trọng khi Nhật Bản là một quốc gia nhập khẩu năng lượng. Và quan điểm lạc quan về chứng khoán Nhật Bản dựa nhiều vào chính sách hỗ trợ của BOJ hơn là sức mạnh kinh tế trong nước, do đó, loạt báo cáo PMI ấn tượng thứ Ba trên thực tế là điều tiêu cực, vì dữ liệu đẩy mạnh kỳ vọng thay đổi chính sách bất ngờ.

Tất cả những điều này xảy ra chỉ trong 1 tuần với những kỳ vọng rằng việc giới đầu tư hạn chế rủi ro do khủng hoảng trần nợ sẽ khiến quan điểm bullish suy yếu. Mexico và Nhật Bản là 2 ví dụ. Chứng khoán Mexico vừa trải qua ba ngày tồi tệ nhất trong năm, và tiếp theo có thể đến lượt Nhật Bản.

Dấu hiệu đầu tiên là vào hôm qua, khi những tin tức xấu gần như không gây ảnh hưởng lại là xúc tác cho một pha đảo chiều tương đối mạnh. Một thông báo về việc kiểm soát nhập khẩu chặt hơn đã được dự báo từ trước cho một ngành không mấy lớn lại khiến cả chỉ số đảo chiều và đóng cửa ngày giảm điểm. Đây là lần đầu tiên sau nhiều tuần, thị trường đang phản ứng thái quá với tin xấu. Điều đó cho thấy hầu hết những ai muốn học theo Warren Buffett đều đã lên thuyền. Vài tuần tới sẽ khó khăn hơn khi thị trường rũ bỏ những thành phần quá hưng phấn trong ngắn hạn này. Sau đó, sẽ lại có những quan điểm, lập luận bullish dài hạn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ