Chứng khoán toàn cầu và thị trường hàng hóa đỏ lửa sau thông điệp “siết vòi” từ Fed

Chứng khoán toàn cầu và thị trường hàng hóa đỏ lửa sau thông điệp “siết vòi” từ Fed

19:03 19/08/2021

Chứng khoán toàn cầu lao dốc trong ngày 19/08, hòa cùng với đà giảm của giá hàng hóa, sau khi Fed báo hiệu giảm bớt quy mô mua trái phiếu trong năm nay và nỗi lo về biến chủng Delta vẫn còn đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

Các thị trường chứng khoán lớn tại châu Âu đều giảm mạnh vào đầu phiên ngày 19/08, với chỉ số FTSE MIB của London giảm 1.66%. Chỉ số Stoxx 600 giảm 1.7%, trong khi DAX của Đức lao dốc 1.56% và CAC 40 của Pháp sụt 2.49%.

Trên thị trường chứng khoán Mỹ, hợp đồng tương lai chỉ số Dow Jones đang giảm 238 điểm và S&P 500 giảm 0.59%, nối tiếp phiên giảm mạnh trước đó (18/08) sau khi biên bản họp của Fed đưa ra thông điệp “siết vòi”.

Các trader cũng nhanh chóng rút khỏi các tài sản rủi ro khác, với giá dầu và kim loại công nghiệp giảm mạnh. Giá đồng – kim loại công nghiệp quan trọng nhất thế giới – giảm 2% xuống đáy 5 tháng, dưới 9,000 USD/tấn.

Trong khi đó, hợp đồng dầu WTI tương lai sụt 3.44% xuống 63.21 USD/thùng, còn hợp đồng dầu Brent tương lai giảm 2.56% xuống 66.46 USD/thùng.

 Chương trình mua 120 tỷ USD tài sản mỗi tháng của Fed là một trong những động lực chính thúc đẩy thị trường toàn cầu tăng mạnh từ mức đáy tháng 3/2020. Tuy nhiên, khi thị trường lao động Mỹ nhanh chóng cải thiện và lạm phát tăng mạnh, các thành viên Fed giờ đang lên kế hoạch rút dần các biện pháp hỗ trợ bất thường.

Trong cuộc họp tháng trước, hầu hết quan chức Fed đồng tình rằng họ có thể dần dần giảm nhịp độ mua trái phiếu trong năm nay, đánh giá rằng họ đã đạt được mục tiêu lạm phát, trong khi dần dần tiến gần hơn tới mục tiêu việc làm.

“Nhiều thành viên nhận định rằng các điều kiện kinh tế và tài chính có thể đã đủ để Fed giảm quy mô mua tài sản trong vài tháng tới”, biên bản họp tháng 7 của Fed cho thấy. “Tuy nhiên, cũng có một số thành viên khác cho rằng nên cắt giảm chương trình mua tài sản vào năm 2022”. Ngoài ra, biên bản họp cũng cho thấy hầu hết thành viên cho rằng “việc bắt đầu giảm bớt nhịp độ mua trái phiếu trong năm nay có thể hợp lý”.

“Không thể phủ nhận rằng một trong các yếu tố thúc đẩy thị trường tăng mạnh trong cả năm qua là chương trình mua tài sản 120 tỷ USD mỗi tháng của Fed”, Fahad Kamal, Giám đốc đầu tư tại Kleinwort Hambros, cho hay. “Rõ ràng, khi thời điểm siết vòi đến gần, mọi người cảm thấy lo ngại”.

Tín hiệu siết chương trình mua tài sản của Fed được đưa ra ngay khi nhà đầu tư ngày càng lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc – đất nước tiêu thụ nguyên vật liệu thô lớn nhất thế giới. Ngoài ra, diễn biến ảm đạm còn xay ra giữa lúc biến chủng Delta lan rộng ra khắp châu Á và gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nỗi lo về nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc dẫn tới đà lao dốc ở nhóm cổ phiếu khai khoáng, trong đó Rio Tinto và Glencore đều giảm hơn 3%.

Nỗi lo về biến chủng Delta cũng càng gia tăng khi một nghiên cứu mới cho thấy mức độ bảo vệ của vắc-xin Pfizer giảm nhanh hơn so với vắc-xin cua AstraZeneca. Cổ phiếu của các hãng hàng không giảm mạnh trong bối cảnh bất ổn hiện tại.

Nhà đầu tư bắt đầu vào thế phòng thủ trong vài tuần gần đây. Thị trường cổ phiếu toàn cầu tăng mạnh trong trong năm 2021, với chỉ số MSCI thế giới tăng 12%.

Tuy nhiên, một số nhà quản lý quỹ lo ngại về khả năng tiếp tục tăng của thị trường, nhất là sau khi mùa báo cáo lợi nhuận bùng nổ trong quý 2 sẽ đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho phần còn lại của năm 2021.

Chứng khoán châu Á cũng nhuốm sắc đỏ, với chỉ số Hang Seng lao dốc 2.5%, trong đó một số cổ phiếu dược phẩm giảm mạnh, bao gồm CSPC Pharmaceutical Group, WuXi Biologics và Sino Biopharmaceutical.

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ

Chính quyền Trump đang thể hiện lập trường cứng rắn, khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng các nhóm vận động hành lang năng lượng xanh và các tổ chức toàn cầu lợi dụng nguồn lực tài chính và ảnh hưởng để làm suy yếu vị thế dẫn đầu về năng lượng cũng như triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ.
MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc

MicroStrategy (MSTR) - gã khổng lồ công nghệ vừa đạt cột mốc ấn tượng khi hoàn tất việc phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 3 tỷ USD. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi cao cấp 0% lãi suất, sẽ đáo hạn vào tháng 12/2029. Điều đáng chú ý là công ty có kế hoạch sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ số tiền này để phục vụ chiến lược mua Bitcoin của mình.
Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0

Giữa thời khắc lịch sử khi nước Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao ghế Tổng thống, bức tranh địa chính trị toàn cầu vẫn không ngừng xoay chuyển, bất chấp sự chờ đợi đến ngày 20/1 - thời điểm đánh dấu sự thay đổi quyền lực chính thức tại Nhà Trắng.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố nghiêm trọng về tình hình chiến sự Ukraine. Theo người đứng đầu điện Kremlin, cuộc xung đột đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc đối đầu toàn cầu, sau khi Hoa Kỳ và Anh Quốc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ nhằm vào lãnh thổ Nga. Ông cũng không quên gửi lời cảnh báo tới phương Tây về khả năng đáp trả của Moscow.
Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump

Trong một bước ngoặt chính sách đáng chú ý, Tổng thống Joe Biden đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Quyết định này được đưa ra sau khi Triều Tiên chính thức tham chiến, và càng trở nên khẩn thiết hơn khi cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ