Chuyến "đi săn" của phe gấu trên Phố Wall có thể sắp bắt đầu!

Chuyến "đi săn" của phe gấu trên Phố Wall có thể sắp bắt đầu!

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

16:45 10/07/2024

Diễn biến thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây cho thấy sự thiếu ổn định đáng lo ngại. Một vài chỉ số đã đạt đến mức cao ngất ngưởng, khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu đà tăng trưởng này có thể kéo dài hay không, hay sẽ sớm kết thúc bởi một đợt điều chỉnh mạnh.

Nhiều chỉ báo kỹ thuật tiến sâu vào vùng "quá mua"

NASDAQ 100, chỉ số đại diện cho lĩnh vực công nghệ cao, là một ví dụ điển hình. Chỉ số này đã giao dịch vượt ngoài đường biên trên Bollinger Band trong 4 tuần liên tiếp và chỉ báo RSI trên biểu đồ tuần vượt 75, cho thấy thị trường đang tiến sâu vào vùng "quá mua".

Ngoài ra, NASDAQ 100 cũng đã đạt mức Fibonacci mở rộng 100% tính từ đáy tháng 3 năm 2020, tức tăng 200%. Đây chỉ đơn thuần là một con số và không mang ý nghĩa dự báo, nhưng cũng là một yếu tố mà chúng ta cần chú ý đến bởi sự phi thường này có thể sẽ khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.

Hai tuần trước, S&P 500 đã mở ra điểm bán đẹp, nhưng các nhà đầu tư đã bỏ qua điều này và tiếp tục đẩy chỉ số lên. Hiện tại, chỉ số đang tiến rất gần đến chóp của mô hình "nêm tăng" được theo dõi trong nhiều tuần qua. Chỉ báo RSI trên biểu đồ tuần của S&P 500 gần chạm mức 77, tiềm ẩn nguy cơ điều chỉnh cao.

S&P 500 Index Weekly Chart

S&P 500 theo đó đã tăng lên mức Fibonacci mở rộng 78.6%, cùng tính từ đáy tháng 3 năm 2020. Mặc dù chỉ số S&P 500 gần như đang đi ngang, nhưng số lượng cổ phiếu giảm giá đã vượt xa số cổ phiếu tăng, cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang dần trở nên bi quan.

S&P 500 Index-Daily Chart

Sự "hỗn loạn" và "tập trung"

Một yếu tố đáng chú ý khác là chỉ số tương quan ngầm định 1 tháng đã chạm đáy mới gần mức 4, thấp hơn nhiều so với đáy trước đó được ghi nhận vào cuối năm 2017, đầu năm 2018. Chỉ số này đo lường mức độ biến động đồng thời của các tài sản khác nhau, ngay cả khi không có mối tương quan trực tiếp. Khi tương quan ở mức thấp, điều đó có nghĩa là các tài sản có xu hướng di chuyển độc lập với nhau và nhiều khả năng đang ám chỉ tình trạng các cổ phiếu tăng giảm "hỗn loạn", hay thị trường được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu, thậm chí chỉ tăng "tập trung" ở vài cổ phiếu chính. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn nếu thị trường có biến động mạnh.

1-Month Implied Correlation Index

Wingstop - "Chim báo bão" cho thị trường?

Cổ phiếu Wingstop (WING) được xem là "chim báo bão" cho thị trường chứng khoán Mỹ. Cổ phiếu này trước đó đã hình thành mô hình "nêm tăng" và giảm giá trong hai tuần gần đây sau khi phá vỡ mô hình này.

Wingstop Inc Daily Chart

Điều đáng chú ý là biến động giá của Wingstop thường có mối tương quan với chỉ số S&P 500. Một câu hỏi lớn là liệu điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu này tại đường EMA 10 tuần vì đó là mức hỗ trợ cứng, xuyên suốt xu hướng tăng từ Q4/2023. Nếu Wingstop tiếp tục giảm thủng đường này và với mối tương quan trên, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một đợt điều chỉnh lớn hơn của thị trường đang đến.

Wingstop Inc Weekly Chart

Mối liên quan này giữa Wingstop và S&P 500 có vẻ khó lý giải, bởi vì Wingstop là một chuỗi nhà hàng bán cánh gà rán, không liên quan nhiều đến lĩnh vực công nghệ như nhiều cổ phiếu dẫn dắt thị trường hiện nay.

Wingstop-Daily Chart

Dù vậy, điểm chung của Wingstop và các cổ phiếu đang tăng nóng là phần lớn đều thuộc nhóm những cổ phiếu rủi ro. Điều này cho thấy đà tăng của thị trường có thể phụ thuộc nhiều vào tâm lý chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư hơn là các yếu tố nền tảng.

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng

Dòng vốn ngoại có thể tạo áp lực giảm đối với tỷ giá USD/JPY, từ đó ảnh hưởng tới lạm phát, nhu cầu hàng hóa Nhật Bản và chính sách tiền tệ của BoJ. Sự tăng giá của đồng Yên có thể dẫn đến giảm giá hàng nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp nội địa phải cắt giảm giá bán và tiềm ẩn nguy cơ giảm phát. Đồng thời, số liệu việc làm Mỹ suy yếu có thể kích thích đồn đoán về khả năng Fed cắt giảm lãi suất mạnh vào tháng 11.
Nhận định AUD/USD: Đồng Aussie bật dậy mạnh mẽ sau báo cáo thị trường lao động ấn tượng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Đồng Aussie bật dậy mạnh mẽ sau báo cáo thị trường lao động ấn tượng

Đồng AUD tăng sau khi số việc làm mới được tạo ra trong tháng 8 cao hơn dự kiến. Thay đổi việc làm ở Úc tăng 47,500 trong tháng 8, vượt qua dự báo 25,000. Cắt giảm lãi suất mạnh của Cục Dự trữ Liên bang thể hiện cam kết bảo vệ thị trường lao động và nền kinh tế khỏi suy thoái.
Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bitcoin "nín thở" trước ngưỡng cửa quyết định lãi suất quan trọng của Fed

Bitcoin đang dao động quanh ngưỡng 60,000 USD trước thềm quyết định then chốt về lãi suất của Fed. Dữ liệu từ hợp đồng tương lai lãi suất quỹ liên bang cho thấy xác suất 63% Fed sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất mạnh 50 bps. Đồng thời, các chỉ số on-chain đang hỗ trợ triển vọng tăng giá khi các "cá voi" mới của BTC tích cực tích lũy, trong khi các "cá voi" lâu năm vẫn duy trì vị thế nắm giữ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ