Cuộc chiến cứu lấy nội tệ: Nhật Bản cảm thấy ''đuối sức'' khi những lần can thiệp trở nên kém hiệu quả

Cuộc chiến cứu lấy nội tệ: Nhật Bản cảm thấy ''đuối sức'' khi những lần can thiệp trở nên kém hiệu quả

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

13:38 17/07/2024

Tuần trước, Nhật Bản dường như đã liên tiếp can thiệp vào thị trường tiền tệ. Điều này cho thấy một thách thức lớn mà các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt: làm sao để chọn đúng thời điểm can thiệp, vừa giữ cho các nhà giao dịch luôn cảnh giác, vừa không làm giảm hiệu quả của những lần can thiệp.

Các nhà chức trách đã gây bất ngờ vào thứ Năm với một động thái can thiệp ước tính 3.5 nghìn tỷ Yên (22 tỷ USD) trong giai đoạn ít biến động khi đồng Yên tăng giá so với USD sau khi có dữ liệu kinh tế Mỹ yếu.

Mặc dù điều này khiến cặp tỷ giá giảm 4 đơn vị, nhưng bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại, cho đến khi động thái tiếp theo vào thứ Sáu, các cơ quan chức năng đã thực hiện một đợt can thiệp tiếp theo, ước tính khoảng 2.1 nghìn tỷ Yên. Tuy nhiên, lần can thiệp thứ hai này chỉ đẩy USD/JPY giảm 1.5 đơn vị, kém hiệu quả hơn so với lần đầu.

Đây là một tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Masato Kanda, người phải tìm ra những cách mới để ngăn chặn các nhà đầu cơ trong khi chờ đợi các cuộc họp chính sách tiền tệ của BoJFed cuối tháng này.

Kumiko Ishikawa, chuyên gia phân tích cấp cao tại Sony Financial Group nhận xét: "Ông Kanda đã mở rộng phạm vi cảnh giác trên thị trường bằng cách can thiệp vào thời điểm có thể mang lại hiệu quả, thay vì chỉ đơn thuần phản ứng khi thị trường biến động. Tuy nhiên, xét về quy mô can thiệp lên tới 2.1 nghìn tỷ Yên vào ngày 12/7, có vẻ như đồng tiền này không tăng giá nhiều như mong đợi."

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đang phải đối mặt với một bài toán khó: làm sao cân bằng được hai mục tiêu trái ngược. Một mặt, họ muốn tạo ra xu hướng lạm phát ở mức độ hợp lý và bền vững cho nền kinh tế. Mặt khác, họ cần ngăn chặn sự mất giá của đồng Yên, vì điều này đang gây ra lạm phát cao và khiến cử tri cùng các doanh nghiệp nhỏ bất mãn.

BoJ tăng lãi suất nhanh hơn sẽ hỗ trợ đồng Yên, nhưng đồng thời có thể phá vỡ nỗ lực tạo ra chu kỳ tăng lương, giá cả và tăng trưởng.

Điều này đặt NHTW vào tình thế khó khăn, phức tạp hơn bởi quyết định tháng trước về việc chờ đến tháng 7 mới công bố kế hoạch cắt giảm mua TPCP.

Kono Taro, Bộ trưởng Bộ Số hóa Nhật Bản và cựu ứng cử viên lãnh đạo đảng cầm quyền, cho rằng BoJ nên đơn giản là tăng lãi suất để hỗ trợ đồng tiền.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Bloomberg vào thứ Tư, ông Kono nhấn mạnh: "Tỷ giá hối đoái hiện là một vấn đề lớn đối với Nhật Bản. Đồng Yên đang quá rẻ và chúng ta cần phải có biện pháp để nâng giá trị lên."

Kono, người từ lâu đã tuyên bố mục tiêu cuối cùng là trở thành thủ tướng, né tránh câu hỏi về khả năng ứng cử thay thế Thủ tướng Fumio Kishida trong cuộc bầu cử chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do cầm quyền vào tháng 9.

Trong khi đa số các nhà kinh tế được khảo sát không kỳ vọng việc tăng lãi suất tại cuộc họp hai ngày của NHTW kết thúc vào ngày 31/7, việc không thay đổi lãi suất có thể khiến đồng Yên tiếp tục mất giá. Một phương án khác là BoJ có thể giảm mạnh việc mua TPCP. Điều này có thể giúp hỗ trợ đồng Yên, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro bị một số nhà đầu tư xem là hành động quá quyết liệt.

Các nhà kinh tế chỉ ra rằng gần như không thể có một cuộc họp làm hài lòng tất cả mọi người.

"Đây là một quyết định khó khăn cho BoJ," Tsuyoshi Ueno, nhà kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu NLI nhận xét. "Tôi dự đoán lần này họ sẽ không tăng lãi suất, nhưng cũng không loại trừ khả năng đó."

Charu Chanana, chiến lược gia tại Saxo Capital Markets Pte có trụ sở tại Singapore, là một trong những nhà phân tích thị trường chỉ ra xu hướng của NHTW trong việc làm thất vọng kỳ vọng thị trường và giữ áp lực lên đồng Yên. Bà cảnh báo về tác động ngày càng suy yếu của Nhật Bản.

"Hiệu quả việc can thiệp đang giảm dần," bà nói. "Không có nỗ lực phối hợp và thay đổi yếu tố cơ bản, các can thiệp khó có thể duy trì sức mạnh của đồng Yên," bà nói thêm.

USDJPY gần như không thay đổi ở mức 158.34 vào lúc 13:32 tại Tokyo (11:32 tại Việt Nam).

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng hiệu quả giảm dần của can thiệp có thể là động lực để BoJ hành động ngay bây giờ, đặc biệt khi Bộ Tài chính đã can thiệp lần nữa.

Hideo Kumano, nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Dai-Ichi Life, nhận định: "Tôi tin rằng BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong tháng này. Khi các can thiệp chỉ có hiệu quả hạn chế, BoJ sẽ được chính phủ đánh giá cao nếu có thể hành động ngay bây giờ để hỗ trợ đồng tiền quốc gia."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kinh tế Anh đình trệ trong Quý 3/2024

Kinh tế Anh đình trệ trong Quý 3/2024

Theo Reuters, nền kinh tế Anh không ghi nhận tăng trưởng trong quý 3, theo số liệu chính thức, làm dấy lên thêm những lo ngại về sự chững lại ngay khi chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer vừa bắt đầu nhiệm kỳ.
Tổng hợp thị trường: Chứng khoán châu Á tiếp tục hưởng lợi nhờ dữ liệu lạm phát của Mỹ thấp hơn dự báo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng hợp thị trường: Chứng khoán châu Á tiếp tục hưởng lợi nhờ dữ liệu lạm phát của Mỹ thấp hơn dự báo

Thị trường chứng khoán châu Á đã có một đợt phục hồi mạnh mẽ sau khi những số liệu lạm phát Mỹ thấp hơn dự báo làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm tới. Dù tâm lý của nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các chính sách thuế tiềm tàng từ Tổng thống đắc cử Donald Trump và tình hình kinh tế Trung Quốc yếu kém, thị trường chứng khoán vẫn ghi nhận sự khởi sắc, với nhiều chỉ số tăng điểm mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ