Cuộc khủng hoảng OPEC+ ngày một trầm trọng hơn khi Ả Rập quyết không nhượng bộ

Cuộc khủng hoảng OPEC+ ngày một trầm trọng hơn khi Ả Rập quyết không nhượng bộ

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

10:39 05/07/2021

Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã gia tăng căng thẳng khi bế tắc trong cuộc cãi vã ngoại giao hiếm hoi giữa các đồng minh lâu năm khiến thị trường phải tự suy đoán mức sản lượng mà nhóm này sẽ đem ra thị trường trong tháng tới.

Giá dầu vẫn duy trì trên mức 75 USD/thùng
Giá dầu vẫn duy trì trên mức 75 USD/thùng

Cuộc đụng độ gay gắt đã buộc OPEC + phải tạm dừng đàm phán hai lần, với cuộc họp tiếp theo dự kiến ​​vào thứ Hai, khiến thị trường rơi vào tình trạng lấp lửng khi dầu tiếp tục ở trên mức 75 USD/thùng. Với việc nhóm này thảo luận về chính sách sản lượng của mình không chỉ trong thời gian còn lại của năm mà còn đến năm 2022, giải pháp cho sự bế tắc sẽ định hình thị trường và ngành công nghiệp trong năm tới.

Cuộc chiến giữa hai nhà sản xuất chủ chốt đã bùng nổ vào Chủ nhật với cả hai quốc gia, những quốc gia thường giữ mối bất bình của họ trong các bức tường của cung điện hoàng gia, công khai sự khác biệt của họ trên truyền hình.

Riyadh khẳng định với kế hoạch của mình, được sự ủng hộ của các thành viên OPEC + khác bao gồm cả Nga, rằng nhóm này nên tăng sản lượng trong vài tháng tới, nhưng cũng gia hạn thỏa thuận cho đến cuối năm 2022 vì mục tiêu ổn định.

“Chúng ta phải nới rộng thỏa thuận” Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television vào tối Chủ nhật. "Sự gia tăng này làm hài lòng rất nhiều bên".

Trong một dấu hiệu cho thấy sự nghiêm trọng của tranh chấp ngoại giao, Hoàng tử Abdulaziz ra hiệu rằng Abu Dhabi đang bị cô lập trong liên minh OPEC +. "Toàn bộ nhóm đang đối đầu với một quốc gia, điều này thật đáng buồn đối với tôi nhưng đây là sự thực”.

Vài giờ trước đó, người đồng cấp tại Tiểu vương quốc của ông, Suhail al-Mazrouei một lần nữa từ chối việc gia hạn thỏa thuận, chỉ ủng hộ mức tăng ngắn hạn và yêu cầu các điều khoản tốt hơn cho họ trong năm 2022.

“UAE sẵn sàng tăng sản lượng vô điều kiện, điều mà thị trường yêu cầu,” Al-Mazrouei nói với Bloomberg Television trước đó vào Chủ nhật. Tuy nhiên, quyết định gia hạn thỏa thuận đến cuối năm 2022 là "không cần thiết phải thực hiện ngay bây giờ."

Abu Dhabi đang buộc các đồng minh của mình vào thế khó: chấp nhận yêu cầu của họ, hoặc mạo hiểm làm đổ vỡ liên minh OPEC +. Nếu không đạt được thỏa thuận sẽ bóp chết một thị trường vốn đã chật hẹp, có khả năng khiến giá dầu thô tăng mạnh.

Nhưng một kịch bản kịch tính hơn cũng đang diễn ra - sự thống nhất của OPEC + có thể bị phá vỡ hoàn toàn, gây rủi ro về sự tự do cho tất cả sẽ làm giảm giá khi lặp lại cuộc khủng hoảng năm ngoái. Vào thời điểm đó, chính sự bất đồng giữa Ả Rập Xê Út và Nga đã gây ra một cuộc chiến giá cả đầy gay gắt.

Nhiều tháng sau khi cuộc chiến giá cả kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến, UAE đã gây bất ổn thị trường một lần nữa bằng cách thả nổi ý tưởng rời bỏ tổ chức. Họ đã không lặp lại lời đe dọa trong tuần này, nhưng khi được hỏi liệu UAE có thể từ bỏ hay không, hoàng tử Ả Rập Saudi chỉ nói: "Tôi hy vọng là không."

No Deal, No Oil

Hoàng tử Abdulaziz nói rằng nếu không gia hạn thỏa thuận, sẽ có một thỏa thuận dự phòng - theo đó sản lượng dầu không tăng trong tháng 8 và các tháng còn lại của năm, có khả năng gây ra nguy cơ lạm phát giá dầu. Khi được hỏi liệu họ có thể tăng sản lượng mà không có UAE hay không, Hoàng tử Abdulaziz nói: "Chúng tôi không thể".

Các quốc gia OPEC +, các trader dầu mỏ và các nhà tư vấn đã rất sửng sốt trước cuộc chiến và sự thiếu liên lạc rõ ràng giữa hai bên. Hoàng tử Abdulaziz cho biết ông đã không nói chuyện với người đồng cấp ở Abu Dhabi kể từ thứ Sáu.

“Tôi chưa nhận được tin tức từ người bạn Suhail của tôi,” ông nói và nói thêm rằng mình đã sẵn sàng nói chuyện. "Nếu ông ấy gọi cho tôi, tại sao không?" Khi được hỏi liệu có nhiều quan chức cấp cao hơn đã liên lạc hay không, ông từ chối bình luận.

Trung tâm của tranh chấp là từ khóa cho các thỏa thuận đầu ra của OPEC +: mức sản lượng cơ sở. Mỗi quốc gia đo lường việc cắt giảm hoặc tăng sản lượng của mình so với mức cơ sở. Con số đó càng cao thì quốc gia đó càng được phép bơm nhiều dầu ra thị trường hơn. UAE cho biết mức hiện tại của họ, khoảng 3.2 triệu thùng/ngày vào tháng 4 năm 2020, là quá thấp và nói rằng con số này sẽ là 3.8 triệu khi thỏa thuận được gia hạn vào năm 2022.

Ả Rập Xê-út và Nga đã từ chối tính toán lại mục tiêu sản lượng cho UAE, lo ngại rằng tất cả những người khác trong OPEC + sẽ yêu cầu đối xử tương tự, có khả năng làm đổ vỡ thỏa thuận đã mất vài tuần đàm phán và sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Donald Trump.

Hoàng tử Abdulaziz gợi ý rằng Abu Dhabi đang cân nhắc mục tiêu sản lượng mới, và nó sẽ tạo ra một tiền lệ xấu. “Loại thỏa hiệp nào bạn có thể nhận được nếu bạn nói rằng sản lượng của tôi là 3.8 và đây sẽ là mức cơ sở của tôi,” ông nói.

Vào tháng 4 năm 2020, Abu Dhabi đã chấp nhận mức cơ sở hiện tại của mình, nhưng họ không muốn duy trì điều này lâu hơn nữa. Họ đã chi rất nhiều để gia tăng công suất và  thu hút các công ty nước ngoài. Với việc Iran có khả năng sớm quay trở lại thị trường dầu mỏ nếu họ đạt được thỏa thuận hạt nhân, sự kiên nhẫn để có được các điều khoản mới đang dần cạn kiệt.

OPEC + dự kiến sẽ nhóm họp lại vào thứ Hai lúc 8 giờ tối giờ Việt Nam, mặc dù Hoàng tử Abdulaziz đề nghị đây không phải thời điểm cố định. Ông sẽ không bình luận về cơ hội tìm được sự đồng thuận, nói rằng mình sẽ làm việc chăm chỉ để tìm kiếm một sự thỏa thuận.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ