Cuối cùng thị trường muốn gì? Đồng Dollar "số hóa" hay đồng tiền dự dữ Bitcoin
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Mặc cho bất kỳ lo ngại nào về việc đồng dollar Mỹ mất vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới, làn sóng tài sản kỹ thuật số đang gia tăng lại cho thấy điều ngược lại. Mặc dù Bitcoin đang chiến "spotlight" nhưng tiền điện tử được giao dịch rộng rãi nhất lại là Tether và sự "thống trị" của nó đang tăng lên.
Nhu cầu về đồng dollar kỹ thuật số trong bối cảnh "cơn sóng" tiền điện tử đã trở lại
Việc gia tăng vốn hóa thị trường của Tether đã thể hiện mong muốn của thị trường về một phiên bản kỹ thuật số của đồng dollar, đồng thời, cũng là một dấu hiệu cho thấy làn sóng gia tăng của tài sản tiền điện tử nói chung. Cột mốc chính của Bitcoin và thị trường tiền điện tử phải nói đến giai đoạn tháng 4/2019 - khi Bộ Tư pháp của New York thông báo về một cuộc điều tra Tether. Sau một số biến động đáng kể, đồng tiền đã ổn định và tăng bật trở lại tại mức giá trị 1:1 so với đồng dollar cùng với vốn hóa thị trường và khối lượng của nó tiếp tục tăng lên lên. Nhìn chung, ‘bullish’ Bitcoin vẫn là xu hướng chính dẫn dắt đồng tiền số này.
Trên thực tế, vốn hóa và khối lượng trên thị trường của đồng tiền mã hoá có tính ổn định hàng đầu thế giới này đã tăng khoảng 10 lần bất chấp sự kiểm soát của những nhà quản lý Hoa Kỳ cho thấy sự chấp nhận loại hình tiền kỹ thuật số - đặc biệt là đô la Mỹ kỹ thuật số. Nếu Tether phải đối mặt với những yêu cầu chặt chẽ hơn, nó sẽ nâng giá trị của Bitcoin và đây không phải là tính toán của riêng cá nhân ai.
Tương lai kỹ thuật số: Tương lai đồng dollar khi Bitcoin trở thành đồng tiền dự trữ
Bitcoin được coi là tài sản dự trữ kỹ thuật số trong tương lai, trong khi dollar kỹ thuật số trở thành đồng tiền dẫn dắt chính - được thể hiện qua các chỉ số vốn hoá thị trường và khối lượng tăng. Biểu đồ cho thấy khối lượng trung bình trong 10 ngày của Tether- tiền kỹ thuật số có giá trị phản ánh giá trị của đồng đô la Mỹ vào khoảng 150 tỷ đô la, gần gấp đôi so với Bitcoin. Vẫn còn có nhiều đồng tiền mã hoá ổn định khác nhưng giống như Bitcoin, Tether nổi bật hơn trong nhóm và có khả năng trở thành đồng tiền mã hoá dẫn dắt. Giống như đồng dollar, Tether rất phù hợp với mục đích chi tiêu và giao dịch, trong khi Bitcoin lại là kho lưu trữ giá trị kỹ thuật số độc lập.
Khối lượng giao dịch dollar kỹ thuật số tăng nhanh nhanh tương tự sự phát triển của Tiền điện tử của Ngân hàng Trung ương (CBDC), nhưng khác ở chỗ, đồng tiền này lại được quản lý bởi bên thứ ba. Điều hợp lý là một chính phủ độc tài như Trung Quốc sẽ muốn sở hữu CBDC, tuy nhiên luật về quyền riêng tư ở Hoa Kỳ có thể chỉ ra một phiên bản Tether được quản lý chặt chẽ hơn.