Đã đến lúc suy nghĩ về sự thống trị của Dollar lên thị trường tài chính.
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Tâm điểm về Dữ liệu việc làm tại Mỹ ngày hôm nay sẽ là lúc để một lần nữa chiêm nghiệm về sự phụ thuộc của thị trường đối với USD.
Hôm nay là ngày công bố Dữ liệu việc làm định kỳ tại Mỹ, nghĩa là cả thị trường đang đổ dồn sự tập trung vào số liệu bảng lương của một quốc gia duy nhất. Những con số được dự báo là tiếp tục rất xấu, nhưng liệu bạn có một lần dừng lại rồi tự hỏi, rằng tại sao chúng ta lại quá chú trọng đến những điều đang xảy ra với kinh tế Mỹ? Quá rõ ràng bởi đây là nền kinh tế lớn nhất Thế giới, nhưng nó cũng đóng vai trò trong hệ thống tài chính mà vị trí độc tôn quyền lực thậm chí còn vượt xa khỏi quy mô.
Jon Turek, một nhà giao dịch vĩ mô đang điều hành một blog mang tên Cheap Convexity, cho hay các nhà hoạch định chính sách đã quá đặt nặng tăng trưởng theo định hướng giao thương ngay cả khi quá trình toàn cầu hóa đã chậm lại. Điều này góp phần vào tăng trưởng kinh tế chậm chạp, dẫn đến dư thừa các khoản tiết kiệm (hãy nghĩ đến khối tài sản tiết kiệm “siêu to khổng lồ” của Châu Á). Sự dư dôi này được tái cấu trúc để chảy vào các tài sản tài chính an toàn và thường là các danh mục mà đồng USD chiếm lĩnh, xu hướng này dẫn đến việc thúc đẩy giá trị cho Dollar. Điều này sau đó tạo áp lực lên nền kinh tế toàn cầu theo hướng giảm thiểu tăng trưởng, và chu kỳ đó cứ lặp đi lặp lại. Câu hỏi đặt ra là liệu có điều gì “phá vỡ” vòng lặp luẩn quẩn này và tái cân bằng nền kinh tế theo hướng phát triển bình vưỡng hơn? Thật khó để ngặn được chu kỳ kiểu này, và cả việc chặn được “hiệu ứng mạng lưới” khi Dollar vẫn thống trị thị trường tại chính.
Khá thú vị là Turk nhìn thấy một khả năng mỏng manh trong thời điểm khủng hoảng kinh tế hiện nay. Khi các quốc gia cố gắng chuyển dịch tập trung vào nhu cầu nội địa, xuất hiện một khả năng để đảo ngược tình trạng dư thừa tiền tiết kiệm hiện nay.