Đâu là "kẻ thắng" và "người thua" trong thị trường hàng hoá toàn cầu năm nay

Đâu là "kẻ thắng" và "người thua" trong thị trường hàng hoá toàn cầu năm nay

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

16:25 20/08/2024

Thị trường hàng hóa toàn cầu đã trải qua một năm đầy biến động bởi lạm phát.

Hợp đồng tương lai nước cam và cacao tăng vọt lên mức kỷ lục trong nửa đầu năm, trong khi giá dầu thô dao động theo diễn biến tình hình tại Trung Đông. Giá vàng tiếp tục tăng, nhưng giá các kim loại cơ bản như sắt giảm đáng kể.

Bà Sabrin Chowdhury, Giám đốc kiêm Trưởng bộ phận phân tích hàng hóa tại BMI nhận định, thị trường hàng hóa cho đến nay đang chịu tác động mạnh mẽ bởi tâm lý nhà đầu tư và rất dễ thay đổi, liên tục tìm kiếm những tín hiệu nhỏ nhất để đạt mức cao mới, nhưng lại giảm trở lại ngay khi xuất hiện dấu hiệu thất vọng.

Chỉ số S&P GSCI đã tăng tới 12% vào tháng Tư kể từ đầu năm, trước khi thoái lui đà tăng về mức 2.18% tính đến thời điểm hiện tại.

Theo dữ liệu từ FactSet, các mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong năm nay là một số mặt hàng nông sản bao gồm cacao, trứng, nước cam và cao su.
Các nhà phân tích cho biết những mặt hàng này tăng giá mạnh do thời tiết xấu ở các khu vực sản xuất chính.

“KẺ CHIẾN THẮNG”

Cacao
Giá cacao tăng 66% kể từ đầu năm, với hợp đồng tương lai đạt mức kỷ lục $11,722 mỗi tấn vào tháng Tư, do sự thiếu hụt hạt cacao bởi ảnh hưởng của mưa lớn và dịch bệnh ở các nước sản xuất chính (Bờ Biển Ngà, Ghana).
Hấp dẫn bởi cơ hội sinh lời, các quỹ phòng hộ đổ xô vào thị trường khiến giá cả biến động mạnh hơn, theo Darren Stetzel - Phó chủ tịch cấp cao phụ trách hàng hóa mềm khu vực Châu Á tại công ty môi giới StoneX.
Mặc dù giá đã giảm từ đỉnh nhưng hợp đồng tương lai cacao vẫn ở trên mức trung bình, với hợp đồng tháng 9 giao dịch gần đây ở mức $9,150 USD một tấn trên sàn giao dịch hàng hóa tương lai Intercontinental Exchange của Mỹ.
Stetzel cho biết thị trường cacao sẽ ổn định khi điều kiện thời tiết ở Tây Phi cải thiện trong năm 2025, mặc dù ông lưu ý rằng giá sẽ khó trở về vùng giá trước đà tăng vọt trong năm nay.

Trứng
Sự xuất hiện trở lại gần đây của cúm gia cầm tại các trang trại gia cầm trên khắp Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác đã khiến giá trứng tăng hơn 62% kể từ đầu năm, theo dữ liệu của FactSet. Giá bán lẻ của một tá trứng hiện đang ở mức $3.57, theo FactSet trích dẫn từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Cục Nghiên cứu Hàng hóa.
Khoảng 18.5 triệu con gà đẻ trứng ở Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi cúm gia cầm trong năm nay. Về phía cầu, người tiêu dùng cũng có sự ưa thích hơn với trứng - một nguồn cung cấp protein với giá cả phải chăng hơn, Karyn Rispoli - biên tập viên chuyên mục thông tin thị trường Expana cho biết.

Nước cam
Hợp đồng tương lai nước cam tăng vọt lên mức kỷ lục vào tháng 5 và hiện đang ở đạt đỉnh với mức khoảng $4.49 một cân trên sàn ICE. Sản lượng giảm ở Florida - nơi sản xuất nước cam chính của Mỹ - cùng với thời tiết xấu do khí hậu ở các khu vực sản xuất cam chính của Brazil đã đẩy ngành này vào tình trạng khủng hoảng.
Sản lượng nước cam toàn cầu dự kiến ​​giảm trong mùa thứ năm liên tiếp do sản lượng tiếp tục giảm ở Brazil, chiếm 70% sản lượng toàn cầu.
Theo David Branch, Giám đốc phân tích nhóm ngành nông nghiệp của Wells Fargo, với dự báo về sản lượng cam trong mùa tới, giá nước cam dự kiến ​​sẽ duy trì ở mức cao ít nhất trong 12 tháng tới.

Cao su
Giá cao su tăng gần 30% kể từ đầu năm do sản lượng giảm ở hai nước sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan và Indonesia, do các vấn đề liên quan đến thời tiết như lượng mưa hạn chế.
Hợp đồng tháng 9 đối với cao su RSS3 chuẩn hiện giao dịch ở mức 337 yên ($2,29) một cân trên Sàn giao dịch chứng khoán Osaka.
Về phía cầu, một số yếu tố đã thúc đẩy giá tăng, chẳng hạn như sự gia tăng đáng kể của nhu cầu xe điện của Trung Quốc, ngành ô tô chiếm gần hai phần ba tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu, theo Kang Wei Cheang - trợ lý Phó chủ tịch của StoneX.

Cà phê
Hợp đồng tương lai cà phê giao dịch trên sàn ICE đã tăng 25% từ đầu năm lên $2.45 USD một cân do điều kiện thời tiết xấu ở các vùng trồng cà phê ở đông nam Brazil.
Những thách thức sản xuất do hiện tượng El Nino ở Đông Nam Á đã gây ra sụt giảm sản lượng ở các khu vực sản xuất chính là Việt Nam và Indonesia. El Nino là một hiện tượng thời tiết gây ra nhiệt độ ấm hơn và điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn, thường kéo dài từ 9 đến 12 tháng.

“NGƯỜI THUA CUỘC"

Quặng sắt
Giá quặng sắt giảm mạnh nhất trong số các mặt hàng, khi thị trường bất động sản của Trung Quốc vẫn trì trệ, dẫn đến nhu cầu hạn chế. Lợi nhuận của các nhà máy thép ở nước này, vốn là động lực quan trọng đối với giá quặng sắt, cũng giữ ở mức thấp, theo Vivek Dhar, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa khai khoáng và năng lượng của Commonwealth Bank of Australia cho biết. Quặng sắt là thành phần chính của thép.
Quặng sắt loại 62% chuẩn gần đây giao dịch ở mức $98.10 một tấn trên Sàn giao dịch hàng hóa New York cho hợp đồng đáo hạn ngày 30/8.
Trong một báo cáo gần đây Dhar, yếu tố chính kìm hãm tiêu thụ thép của Trung Quốc vẫn là lĩnh vực bất động sản (chiếm khoảng 30% tiêu thụ thép của Trung Quốc). Với biên lợi nhuận của các nhà máy thép hiện ở điểm tối đa hoá lợi nhuận, thị trường đang lo ngại chính đáng rằng giá quặng sắt có thể duy trì dưới $100 một tấn trong ngắn hạn.

Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc được tiêu thụ rộng rãi như lúa mì, ngô và đậu tương cũng giảm mạnh do năm nay được dự báo là một năm bội thu trên toàn Bắc bán cầu.
Tim Luginsland, Giám đốc ngành nông nghiệp của Wells Fargo cho biết, ngành công nghiệp ngũ cốc toàn cầu hiện có lượng tồn kho dư thừa lớn do sản lượng liên tục lớn được sản xuất ở tất cả các khu vực sản xuất ngũ cốc hàng đầu. Kết quả là, nhiều ngô và đậu tương đã đổ vào thị trường xuất khẩu, đẩy giá xuống thấp hơn.
Lượng lúa mì và ngô giao dịch trên Sàn giao dịch Chicago giảm gần 15% kể từ đầu năm, trong khi lượng đậu tương giảm gần 25%.

ĐÁNG CHÚ Ý

Vàng
Giá vàng đã tăng lên mức kỷ lục trong năm nay, được thúc đẩy bởi kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ và sức hấp dẫn của vàng như một tài sản an toàn. Hợp đồng tương lai vàng gần đây đạt mức cao kỷ lục mới là 2,549.9 USD/ounce.
Theo Chowdhury của BMI dự báo, Mặc dù biến động mạnh, nhưng thị trường hàng hóa toàn cầu vẫn ở mức cao và dự kiến ​​sẽ duy trì như vậy. Dự kiến giá sẽ được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD, đặc biệt là khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Nhu cầu hàng hoá sụt giảm liên tục từ Trung Quốc sẽ hạn chế tăng trưởng giá đối với hầu hết các mặt hàng, trong đó các kim loại nặng dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.
Ngoài ra, tình hình thời tiết toàn cầu dự kiến sẽ chuyển từ El Nino sang La Nina vào cuối năm nay, đây có thể là một sự kiện quan trọng đối với thị trường nông sản toàn cầu, theo ông Stetzel của StoneX. La Nina thường mang lại hiệu ứng làm mát nhiệt độ toàn cầu và xảy ra khoảng 3 đến 5 năm một lần. Điều này có nghĩa là điều kiện thời tiết mà chúng ta đã thấy trong năm qua sẽ hoàn toàn ngược lại với những gì chúng ta dự kiến ​​sẽ thấy trong năm 2025.

CNBC

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Yên mạnh lên nhờ đồn đoán về chính sách của BoJ; đà tăng của USD chững lại trước bài thử lạm phát Mỹ

Yên mạnh lên nhờ đồn đoán về chính sách của BoJ; đà tăng của USD chững lại trước bài thử lạm phát Mỹ

Đà tăng mạnh mẽ của đồng USD đã chững lại vào thứ Tư khi giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước báo cáo lạm phát tiêu dùng của Mỹ được công bố cùng ngày. Trong khi đó, đồng Yên ghi nhận mức tăng đáng kể sau những phát biểu từ Thống đốc BoJ.
PBOC tăng cường bơm tiền vào hệ thống tài chính
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

PBOC tăng cường bơm tiền vào hệ thống tài chính

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm một lượng lớn tiền mặt ngắn hạn vào hệ thống tài chính vào thứ Tư. Điều này nhằm tăng cường hỗ trợ thanh khoản trong bối cảnh thiếu hụt tiền mặt khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ