Dầu thô hồi phục trước những lo ngại về Omicron suy yếu

Dầu thô hồi phục trước những lo ngại về Omicron suy yếu

Võ Trí Mạnh

Võ Trí Mạnh

Junior Analyst

14:25 07/12/2021

Dầu thô tăng giá vào thứ Ba sau khi phục hồi gần 5% phiên trước trước khi lo ngại về tác động của biến thể Omicron hạ nhiệt và các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran gặp trở ngại, trì hoãn nguồn cung dầu từ nước này.

Dầu tăng giá nhờ giảm bớt lo ngại về Omicron.
Dầu tăng giá nhờ giảm bớt lo ngại về Omicron.

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 34 cent, tương đương 0.5% lên 73.42 USD/thùng vào lúc 1:24 GMT, sau khi tăng hơn 4.6% vào thứ Hai. Dầu WTI tăng 1.1% lên mức 70.23 USD/thùng, sau khi tăng 4.9% trong phiên trước.

Giá dầu tuần trước giảm mạnh do lo ngại vắc xin có thể kém hiệu quả hơn đối với biến thể coronavirus mới Omicron, khiến nhiều nỗi lo chính phủ các quốc gia có thể tái áp đặt lại phong tỏa để hạn chế sự lây lan của nó và ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu dầu.

Tuy nhiên, một quan chức y tế Nam Phi đã báo cáo rằng các trường hợp Omicron ở đây chỉ có các triệu chứng nhẹ. Ngoài ra, bác sĩ hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ, Anthony Fauci, đã nói với CNN rằng "cho đến nay có vẻ như không có gì quá nghiêm trọng".

"Điều này làm giảm khả năng xảy ra kịch bản xấu nhất mà thị trường dầu đã định giá trong vài tuần qua", các nhà phân tích của ANZ cho biết.

Thêm một dấu hiệu khác để củng cố niềm tin vào nhu cầu dầu, quốc gia xuất khẩu dầu Ả-rập Xê-út đã tăng giá dầu vào Chủ nhật, sau khi OPEC+ đồng ý tiếp tục tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày vào tháng 1 bất chấp việc giải phóng dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ.

Việc nguồn cung từ Iran chưa thể trở lại cũng là một xúc tác. Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran đang gặp trở ngại. Đức cùng lúc đó hối thúc Iran đưa ra các đề xuất thực tế về chương trình hạt nhân của nước này.

Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Mặc dù cuộc đàm phán vẫn có thể thành công, nhưng thị trường có thể xem xét kéo dài sự trì hoãn hơn đối với khả năng xuất khẩu dầu của Iran”.

"Đây là một điều tích cực đối với giá dầu và hỗ trợ OPEC+ có kế hoạch thúc đẩy sản lượng dầu đến năm 2022."

Trong khi đó, Iraq cũng bày tỏ sự lạc quan về nhu cầu và giá cao tuy nhiên các lãnh đạo về năng lượng toàn cầu cảnh báo về tình trạng thiếu hụt đầu tư và nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch bất chấp việc thúc đẩy năng lượng sạch hơn.

Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết: “Có vẻ như đợt bán tháo dầu đã kết thúc vì khoảng 65 USD đã trở thành hỗ trợ mạnh nhưng cũng đi kèm với lời nhắc nhở rằng thị trường dầu mỏ rất dễ bị tổn thương trong vài năm tới”.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 13/09: Vàng thế giới tăng vọt lên 2,560 USD/ounce sau động thái của ECB, vàng SJC "đứng yên"

Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, trong khi vàng SJC tiếp tục duy trì ổn định. Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của ECB và kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất thúc đẩy giá vàng, trong khi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD suy yếu trên thị trường ngoại hối.
Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Giá vàng hôm nay 12/09: Vàng thế giới giảm nhẹ còn 2,513 USD/ounce sau báo cáo CPI Mỹ, vàng SJC tiếp tục "ngủ yên"

Giá vàng thế giới giảm nhẹ xuống 2,513.4 USD/ounce, trong khi vàng SJC tiếp tục giữ ổn định. Dữ liệu lạm phát trái chiều khiến thị trường điều chỉnh kỳ vọng về chính sách tiền tệ của Fed. Chứng khoán Mỹ tăng mạnh, dẫn đầu bởi cổ phiếu công nghệ, trong khi đồng USD cũng mạnh lên sau thông tin này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ