Dầu thô WTI tiếp tục giảm mạnh trong ngày thứ 2 liên tiếp khi triển vọng về nhu cầu sử dụng đang ngày càng u ám

Dầu thô WTI tiếp tục giảm mạnh trong ngày thứ 2 liên tiếp khi triển vọng về nhu cầu sử dụng đang ngày càng u ám

16:55 27/10/2020

Giá dầu thô WTI đã giảm xuống $38.80/thùng trong ngày thứ Hai, đánh dấu mức giảm 4.6% sau 2 ngày giao dịch.

Đà bán tháo này được hỗ trợ chủ yếu bởi sự gia tăng nhanh chóng của các ca nhiễm Covid-19 mới trên toàn cầu, và hy vọng về một gói cứu trợ của Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống đã bị suy yếu. Hơn 5 triệu ca nhiễm Covid-19 mới đã được ghi nhận trên toàn thế giới trong vòng 14 ngày qua, lập kỷ lục mới kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm nay (biểu đồ bên dưới).

Đà tăng của DXY trong hai ngày qua được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu trú ẩn và điều này cũng đã làm ảnh hưởng đến giá hàng hóa. Giám đốc điều hành của BP, Bernard Looney, cho biết trong một hội thảo trực tuyến hôm thứ Hai rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể có tác động lớn hơn dự kiến ​​đến nhu cầu Dầu toàn cầu.

Giá dầu thô giảm đã phản ánh rằng tâm lý lo ngại rủi ro đang chiễm lĩnh thị trường, điều này cũng đã khiến cho đồng Aussie, một tài sản đại diện cho tâm lý ưa thích rủi ro, bị yếu đi. AUD/USD đã giảm 2.3% trong tuần này, giảm mạnh nhất trong nhóm G-10.

Số lượng ca nhiễm mới trên toàn cầu.

Trong khi đó, một báo cáo của Baker Hughes cho thấy rằng tổng số giàn khoan dầu đang hoạt động ở Bắc Mỹ đang tăng lên (biểu đồ bên dưới), điều này có thể cho thấy nguồn cung dầu đang tăng lên. Số lượng giàn khoan dầu ở Mỹ tăng thêm 5 giàn, nâng tổng số lên 287, trong khi số giàn khoan của Canada tăng thêm 3 giàn, nâng tổng số lên 83 vào ngày 23/10. Tuy nhiên, lượng giàn khoan hiện tại vẫn đang giảm mạnh so với cùng thời điểm năm ngoái do nhu cầu sử dụng sụt giảm.

Sự thay đổi số lượng giàn khoan đang hoạt động của các khu vực.

Các nhà giao dịch Dầu cũng có thể xem báo cáo kiểm kê của EIA sẽ được công bố vào thứ Tư tuần này, với dự đoán kho dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ tăng 1.5 triệu thùng. Giá dầu trong lịch sử thể hiện mối tương quan nghịch với sự thay đổi của hàng tồn kho và dữ liệu của 12 tháng qua có thể được xem ở biểu đồ bên dưới. Lượng hàng tồn kho tăng cao hơn nhiều so với dự kiến ​​có thể sẽ gây áp lực giảm giá tới Dầu và ngược lại.

Mối quan hệ giữa dự trữ dầu thô và giá dầu.

Trong trung hạn, tồn kho dầu thô của Mỹ đang có xu hướng giảm thấp hơn kể từ tháng 7. Tuy nhiên, xu hướng có lợi này phần lớn đã được bù trừ bởi triển vọng nhu cầu suy yếu, bằng chứng là đầu vào của nhà máy lọc dầu, sản xuất xăng và sản xuất nhiên liệu chưng cất giảm. Ở mức 488.1 triệu thùng, mức tồn kho dầu thô hiện tại của Mỹ vẫn cao hơn khoảng 11% so với mức trung bình 5 năm cho tới thời điểm này trong năm.

Nếu không có sự cắt giảm đáng kể trong sản lượng, nguồn cung có thể tiếp tục vượt quá nhu cầu trên thị trường Dầu trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai đang ngày một leo thang có thể làm giảm nhu cầu năng lượng và nhiên liệu.

Biểu đồ dầu thô WTI khung thời gian Daily.

Về mặt kỹ thuật, giá dầu WTI một lần nữa không thể phá vỡ ngưỡng kháng cự quan trọng tại khu vực $41.00 – $41.50/thùng (được đánh dấu trên biểu đồ bên dưới) và đã đi vào xu hứng tích lũy kể từ đó. Xu hướng ngắn hạn hiện tại đang nghiêng về giảm giá vì chỉ báo MACD có khả năng hình thành "Death Cross". Giá cũng đã phá vỡ đồng thời các đường Trung bình Động (MA) 20, 50 và 100 ngày, mở ra khả năng giảm giá sâu hơn. Mức hỗ trợ gần nhất nằm tại dải dưới của Bollinger Band hiện ở $38.6/thùng.

Dữ liệu khảo sát của IG Client Sentiment cho thấy 69% nhà giao dịch nhỏ lẻ đang giữ vị thế Long, so với 31% vị thế Short (biểu đồ bên dưới). So với một ngày trước, các nhà giao dịch nhỏ lẻ đã tăng đáng kể các vị thế Long của họ (+24%) trong khi giảm các vị thế Short (-4%). So với một tuần trước, số lượng vị thế Long đã tăng 67% trong khi vị thế Short giảm 38%. Sự thay đổi mạnh mẽ trong tâm lý của các nhà giao dịch nhỏ lẻ đối với xu hướng dài hạn có thể khiến giá dầu thô tiếp tục suy yếu.

Dữ liệu khảo sát của IG Client Sentiment.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Thị trường Bạc sôi động: XAG/USD chinh phục mốc 31 USD trong bối cảnh địa chính trị căng thẳng

Giá bạc tăng vọt lên gần 31.40 USD do căng thẳng địa chính trị leo thang. Nga cảnh báo sẽ tấn công Anh bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn hàng nghìn kilomet. Các nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng về khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12.
Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định XAU/USD: Thách thức mọi giới hạn, tiếp đà tăng bất chấp USD mạnh!

Vàng (XAU) vượt ngưỡng 2,688 USD, bứt phá mạnh bất chấp đồng USD tăng giá khi nhu cầu được thúc đẩy bởi lo ngại lạm phát và căng thẳng địa chính trị. Giá duy trì đà tăng trong bối cảnh lợi suất trái phiếu Mỹ neo cao, phản ánh xu hướng tìm kiếm công cụ phòng vệ lạm phát của nhà đầu tư. Dữ liệu CME cho thấy xác suất 55% Fed giảm lãi suất vào tháng 12, tiếp tục củng cố sức hấp dẫn của vàng giữa các đồn đoán về chính sách tiền tệ.
Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ