Đệ tử George Soros: Janet Yellen đã mắc sai lầm lớn nhất lịch sử

Đệ tử George Soros: Janet Yellen đã mắc sai lầm lớn nhất lịch sử

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:42 01/11/2023

Nhà quản lý quỹ phòng hộ tỷ phú Stanley Druckenmiller đã không ngần ngại chỉ trích Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen trong cuộc trò chuyện bên lề với trader huyền thoại Paul Tudor Jones tại một sự kiện gần đây của Quỹ Robin Hood.

Theo quan điểm của ông, bà Yellen đã phạm sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử Bộ Tài chính khi không phát hành thêm trái phiếu chính phủ dài hạn trước khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào đầu năm ngoái. Và điều đó đã góp phần mở đường cho thảm họa nợ.

“Khi lãi suất gần như bằng 0, mọi người dân Mỹ đều tái cấp vốn cho khoản thế chấp của họ.”

“Thật không may, ta có một cơ quan không làm như vậy, đó là Bộ Tài chính.”

“Janet Yellen - tôi đoán là do vấn đề chính trị, nhưng không quan trọng - đã phát hành trái phiếu 2 năm với lợi suất 15bp, trong khi bà đã có thể phát hành trái phiếu 10 năm ở mức 70bp hoặc 30 năm ở mức 180bp.”

Ông cũng làm rõ quy mô của vấn đề bà đã tạo ra:

“Tôi thực sự nghĩ rằng nếu bạn quay trở lại với thời Alexander Hamilton (Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của nước Mỹ), đó là sai lầm lớn nhất trong lịch sử Bộ Tài chính. Tôi không hiểu tại sao bà lại không bị triệu tập về việc này, bà không có quyền ngồi ghế Bộ trưởng nữa.”

“Mọi người dân Mỹ đều đang tái cấp vốn cho các khoản thế chấp của họ, mọi tập đoàn đều đang gia hạn nợ,” ông nói thêm.

Nhìn vào nhận thức của thị trường về rủi ro tín dụng chính phủ của Hoa Kỳ sẽ cho bạn biết tất cả những gì bạn cần biết về Yellen và khoản cấp vốn điên rồ của bà cho Bidenomics, phá hoại tình hình tài chính của Hoa Kỳ - bằng chứng là lợi suất trái phiếu đang tăng cùng với sự gia tăng đột ngột của rủi ro tín dụng chính phủ Hoa Kỳ.

Và tình hình sẽ không khá hơn...

Ông nói: “Các chính trị gia đang nói với bạn và nghĩ rằng họ sẽ không cắt giảm các quyền lợi, đó hoàn toàn là một lời nói dối, những con số hoàn toàn không có tác dụng, đó là một điều viển vông.”

“Thành thật mà nói, tôi nghĩ họ điên rồi.”

Và, như chiến lược gia Michael Every của Rabobank đã lưu ý, có vẻ như bà Yellen lại lên cơn dựa trên thông báo ngày hôm qua về mục tiêu vay của Bộ Tài chính (và cấu thành phát hành nợ lại một lần nữa phần lớn là tín phiếu).

Đúng việc phát hành nhiều tín phiếu hơn có thể hạn chế áp lực lợi suất tăng với trái phiếu kỳ hạn dài hơn.

Tuy nhiên, bà sẽ làm điều đó để vung tiền chi tiêu trong 12 tháng tới nhằm đảm bảo sẽ có thêm nhiệm kỳ nữa.

Trong trường hợp đó, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ tiếp tục giống như trong quý III, lạm phát cũng như vậy và Fed có thể phải hành động trở lại, khiến cả lợi suất tín phiếu trái phiếu tăng.

Tệ hơn nữa đối với bà là, chồng của bà - nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, George Akerlof - đã chỉ ra vào tháng 6/2020 rằng việc kinh tế học mất đi vị thế được thể hiện rõ bởi việc không thể dự báo được khủng hoảng tài chính 2008.

Giáo sư Akerlof nhận xét:

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà kinh tế đã đặt câu hỏi tại sao không ai dự báo được điều đó, ít nhất là chính xác như nó đã xảy ra. Rajan (2011) cho rằng dự báo như vậy đã không được thực hiện vì nó đòi hỏi kiến thức chi tiết về lý thuyết và thể chế trong các chuyên ngành khác nhau như tài chính, bất động sản và kinh tế vĩ mô.

Có những lý do để đưa ra những mảnh ghép quan trọng nhưng không có động cơ nào để ghép chúng lại với nhau.

Theo Caballero (2010), về mặt lý thuyết, một mô hình với đầy đủ các phần không thể được công bố; nó có thể được coi là quá xa so với những ý tưởng đơn giản, chính xác (chẳng hạn như những ý tưởng thúc đẩy các mô hình Keynes hoặc DSGE đương đại); và, theo cách này, quá yếu để được xuất bản.

Điều thú vị là giới kinh tế học cũng bài trừ những cá nhân đã ghép các mảnh ghép quan trọng lại với nhau và dự báo cuộc khủng hoảng trong các bài báo do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế xuất bản.

Việc thiếu một mô hình toán học cũng khiến cho những bài báo này dễ dàng bị loại bỏ.

Giáo sư Akerlof tiếp tục giải thích tại sao mối bận tâm về toán học lại ngăn cản kinh tế học hiểu được các cuộc khủng hoảng tài chính như thế nào.

Giả sử khung mẫu không chỉ mô tả chủ đề của lĩnh vực này; giả sử nó cũng mô tả phương pháp luận thích hợp của lĩnh vực này. Trong trường hợp này, những quan sát mâu thuẫn với mô hình hiện tại sẽ bị loại bỏ nếu chúng vi phạm phương pháp luận đã quy định. Chúng sẽ bị loại bỏ vì đây là bằng chứng không thể chấp nhận được.

Nói đơn giản, nếu bạn không thể diễn đạt bằng một phương trình toán học thì các giới kinh tế học sẽ không quan tâm.

Đây không phải điều giúp sức được cho vợ ông.

Nhưng cũng nhớ lại vào năm 2017, chính bà Yellen cũng nói rằng sẽ “không có khủng hoảng tài chính mới nào trong thời đại của chúng ta.”

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc

Việc Donald Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính có thể mở ra cơ hội cho Trung Quốc đàm phán về thuế quan, nhờ lập trường ôn hòa của ông. Bessent đã đề xuất áp dụng thuế quan dần dần thay vì áp dụng ngay lập tức, điều này được xem là tin tốt cho Bắc Kinh trong bối cảnh nội các Trump có nhiều thành viên cứng rắn về Trung Quốc.
Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?

Vào tháng 7/2024, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (Wyoming) đã trình Quốc hội dự luật thiết lập "dự trữ Bitcoin chiến lược" - một kế hoạch táo bạo yêu cầu Bộ Tài chính và Fed tích lũy 1 triệu Bitcoin trong 5 năm và cam kết nắm giữ tối thiểu 20 năm.
Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?

George Saravelos - Trưởng nhóm chiến lược gia về ngoại hối của Deutsche Bank vừa có buổi gặp gỡ quan trọng với các nhà đầu tư quỹ phòng hộ vào tối thứ Năm. Ông George không chỉ nổi tiếng với biểu đồ thương mại dưới thời Trump, mà còn dự đoán chính xác đồng Euro sẽ mất giá so với đồng USD. Quan điểm chủ đạo của ông vẫn không thay đổi: "Chúng tôi tiếp tục duy trì lập trường bearish về cặp EUR/USD."
Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà  lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính

Quyết định bổ nhiệm Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính của Donald Trump phản ánh sự chuyển dịch quyền lực từ các ngân hàng lớn sang các nhà quản lý quỹ. Với kinh nghiệm sâu rộng trong đầu tư toàn cầu và tư duy chiến lược, Bessent hứa hẹn mang đến những cải cách táo bạo cho tài chính quốc gia.
Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xem xét lại các chính sách hiện hành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ