Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng nhẹ do tâm lý tiêu dùng yếu
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Doanh số bán lẻ của Mỹ hầu như không tăng trong tháng 5, dữ liệu trong các tháng trước đó cũng đã được điều chỉnh thấp hơn, cho thấy căng thẳng tài chính đang lớn hơn đối với người tiêu dùng.
Theo dữ liệu của Bộ Thương mại, doanh số bán lẻ, chưa được điều chỉnh theo lạm phát, đã tăng 0.1% sau khi điều chỉnh giảm 0.2% trong tháng trước. Doanh số bán lẻ loại trừ xăng tăng 0.3%.
Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng nhẹ do sự lo ngại của người tiêu dùng
Trong số 13 danh mục được Bộ Thương mại theo dõi, 5 danh mục cho thấy sự sụt giảm do giá xăng rẻ hơn trong tháng và các cửa hàng đồ nội thất đưa ra chương trình giảm giá cho Ngày Tưởng niệm.
Các số liệu nhấn mạnh sự sụt giảm mạnh mẽ trong chi tiêu của người tiêu dùng. Các nhà kinh tế kỳ vọng tốc độ chi tiêu sẽ vừa phải hơn trong thời gian tới khi người Mỹ sẽ thận trọng trong bối cảnh lạm phát dai dẳng, thị trường việc làm hạ nhiệt và các dấu hiệu căng thẳng tài chính mới xuất hiện.
Paul Ashworth, nhà kinh tế trưởng khu vực Bắc Mỹ tại Capital Economics, cho biết: “Với tốc độ tăng trưởng tiêu dùng dịch vụ chậm lại trong những tháng gần đây và niềm tin của người tiêu dùng giảm mạnh, có thể các hộ gia đình đang bắt đầu bị ảnh hưởng bởi môi trường lãi suất cao”.
Dữ liệu được công bố vào tuần trước cho thấy CPI và PPI của Mỹ đều thấp hơn dự kiến trong tháng 5, điều này sẽ giúp củng cố niềm tin rằng Fed có thể sớm hạ lãi suất. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết chi tiêu của người tiêu dùng vẫn tăng trưởng ổn định và tài chính hộ gia đình đang ở tình trạng khá tốt.
Lợi suất TPCP Mỹ giảm sau báo cáo này.
Doanh số bán lẻ của nhóm kiểm soát đã tăng 0.4% trong tháng Năm. Chỉ số này đã giảm 0.5% trong tháng trước, mức giảm lớn nhất trong khoảng một năm. Thước đo này không bao gồm các dịch vụ thực phẩm, đại lý ô tô, cửa hàng vật liệu xây dựng và trạm xăng.
Dữ liệu riêng về việc vay tiêu dùng từ đầu tháng cho thấy số dư thẻ tín dụng giảm lần đầu tiên sau ba năm khi các hộ gia đình phải đối mặt với các khoản nợ đắt đỏ hơn, tình trạng nợ quá hạn tiếp tục gia tăng. Điều đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng.
Số liệu bán lẻ phần lớn phản ánh hoạt động mua hàng hóa, chiếm tỷ trọng tương đối hẹp trong tổng chi tiêu của người tiêu dùng. Dữ liệu vào cuối tháng này sẽ cung cấp thêm chi tiết về chi tiêu được điều chỉnh theo lạm phát cho hàng hóa và dịch vụ trong tháng 5.
Chi tiêu tại các nhà hàng và quán bar đã giảm 0.4%, mức cao nhất kể từ tháng 1.
Bloomberg