Đồng Yên kéo dài đà bán tháo trước thềm cuộc họp FOMC

Đồng Yên kéo dài đà bán tháo trước thềm cuộc họp FOMC

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

21:45 20/03/2024

Đồng Yên Nhật duy trì đà giảm so với USD trước thềm cuộc họp FOMC vào đêm nay.

Mặc dù không có kỳ vọng về sự thay đổi lãi suất của Fed, nhưng những người tham gia thị trường đang chờ đợi biểu đồ Fed Dot Plot.

Lạm phát dai dẳng ở Mỹ buộc các thị trường phải tính đến khả năng chỉ cắt giảm hai lần trong năm nay (50bps) và duy trì lãi suất ở mức cao lâu hơn. Nền kinh tế tương đối kiên cường và thị trường lao động mạnh mẽ là những lý do chính khiến điều kiện tài chính không thắt chặt như dự kiến.

Biểu đồ Fed Dot Plot từ tháng 12 năm 2023

image1.png

Ngoài biểu đồ Fed Dot Plot, các thị trường sẽ tìm kiếm manh mối về thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên khi kỳ vọng đang chuyển từ tháng 6 sang tháng 7, điều này có thể hỗ trợ đồng bạc xanh và gây áp lực lên đồng Yên.

image2.png

Đồng Yên đã thực sự gặp khó khăn trước đợt tăng lãi suất của BoJ vào thứ Ba sau quyết định từ bỏ lãi suất âm. Việc tăng lãi suất thường cung cấp hỗ trợ cho đồng nội tệ nhưng khi bạn xem xét sự chênh lệch lãi suất lớn giữa đồng yên và hầu hết các đồng khác, JPY vẫn cần thời gian để đảo ngược các giao dịch chênh lệch lãi suất.

Biểu đồ ngày cho thấy xu hướng tăng giá từ hôm qua tiếp tục kéo dài đến hôm nay. Vượt qua mức 150.00 một cách dễ dàng, USD/JPY hiện đang test đỉnh đảo chiều trong tháng 11 tại 151.90 nhưng chỉ báo RSI lại đang tiếp cận khu vực quá bán cho thấy cặp tiền có thể điều chỉnh giảm nhẹ. Mức 150 hiện đã chuyển thành ngưỡng hỗ trợ và có thể xuất hiện trở lại nếu thị trường giữ nguyên kỳ vọng cắt giảm lãi suất 3 lần trong năm nay nhưng bất kỳ sự suy yếu nào của USD có thể sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do nền kinh tế vẫn mạnh mẽ và có dấu hiệu lạm phát dai dẳng vẫn chưa biến mất.

Biểu đồ USD/JPY D1

image4.png

Biểu đồ tuần tiếp tục cho thấy chuỗi các đáy đỉnh cao hơn. Các mức cao này đã thu hút sự chú ý từ Bộ Tài chính Nhật Bản và làm nổi lên lo ngại can thiệp ngoại hối từ chính phủ.

Biểu đồ USD/JPY W1

image5.png

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định AUD/USD: AUD lao đao trước thay đổi bất ngờ từ RBA
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: AUD lao đao trước thay đổi bất ngờ từ RBA

Biên bản cuộc họp gần đây của RBA báo hiệu khả năng điều chỉnh chính sách tiền tệ hướng tới cắt giảm lãi suất trong quý 4, tác động đến nhu cầu đối với AUD. Dữ liệu CPI tháng 8 ghi nhận mức giảm xuống 2.7%, nằm trong phạm vi mục tiêu của RBA, tuy nhiên lạm phát cơ bản vẫn là mối quan ngại đáng kể cho các nhà hoạch định chính sách. Các phát biểu của Fed và FOMC có thể định hướng xu thế cặp tỷ giá AUD/USD trước khi báo cáo CPI Mỹ được công bố vào thứ Năm.
Giá vàng chao đảo trước tương lai bất định của nền kinh tế Trung Quốc
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá vàng chao đảo trước tương lai bất định của nền kinh tế Trung Quốc

Giá vàng đang giảm nhẹ trong biên độ dao động khi thị trường hạ kỳ vọng đối với tình hình kinh tế Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Kim loại quý được hỗ trợ bởi dòng vốn vào ETF và nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.
NZD/USD "hụt hơi" - Đối mặt với ngưỡng hỗ trợ quan trọng 0.6100
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD "hụt hơi" - Đối mặt với ngưỡng hỗ trợ quan trọng 0.6100

NZD/USD giảm xuống mức thấp nhất tháng gần 0.6100 khi các nhà giao dịch chờ đợi quyết định chính sách của RBNZ. RBNZ được dự đoán sẽ tiếp tục giảm Lãi suất Chính thức (OCR) thêm 50 điểm cơ bản xuống 4.75%. Các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ để có hướng dẫn mới về triển vọng lãi suất của Fed.
Nhận định AUD/USD: AUD bật tăng nhẹ sau khi RBA phát tín hiệu "hawkish"
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: AUD bật tăng nhẹ sau khi RBA phát tín hiệu "hawkish"

AUD được giao dịch mạnh hơn vào thứ Ba, chấm dứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp. Tín hiệu hawkish trong biên bản cuộc họp tháng 9 của RBA đã tạo động lực tăng cho AUD. Tuy nhiên, tâm lý "risk-off" do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông có thể gây áp lực lên các tài sản rủi ro như AUD trong ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ