Đồng Yên Nhật giao dịch gần mức thấp trong tuần giữa những lo ngại về các biện pháp can thiệp của Nhật Bản

Đồng Yên Nhật giao dịch gần mức thấp trong tuần giữa những lo ngại về các biện pháp can thiệp của Nhật Bản

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

09:08 22/02/2024

Đồng Yên Nhật tiếp tục giảm so với USD trong ngày thứ hai liên tiếp vào thứ Năm và dao động gần mức đáy tuần trong phiên châu Á.

Nền kinh tế Nhật Bản bất ngờ suy giảm quý thứ hai liên tiếp và xác nhận một đợt suy thoái đang diễn ra. Điều này dường như đã làm tiêu tan hy vọng về một sự thay đổi trong chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vào những tháng tới. Ngoài ra, chỉ số PMI Sản xuất của Nhật Bản gây thất vọng trong tháng 2 là yếu tố chính làm suy yếu đồng nội tệ và hỗ trợ cho cặp USD/JPY.

Dù vậy, lo ngại rằng sự suy yếu xuống dưới mức tâm lý 150.00 có thể khiến chính quyền Nhật triển khai một số biện pháp can thiệp. Hơn nữa, USD thiếu lực mua, bất chấp biên bản cuộc họp FOMC duy trì quan điểm "hawkish", góp phần hạn chế đà tăng giá của USD/JPY. Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ - bao gồm đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần, chỉ số PMI và dữ liệu Doanh số bán nhà. Các dữ liệu này, cùng với bài phát biểu của Thống đốc Fed Philip Jefferson, có thể tạo ra một số biến động cho cặp tiền.

Từ góc độ kỹ thuật, các chỉ báo trên biểu đồ ngày đều nằm trong vùng tích cực và vẫn cách xa vùng quá mua, xác nhận triển vọng tăng cho cặp USD/JPY. Tuy nhiên, nhà giao dịch vẫn nên chờ đợi một đợt tăng lên trên khu vực 150.85-150.90 hoặc mức đỉnh trong nhiều tháng vào tuần trước, trước khi có động thái tiếp theo. Trên khu vực đó, giá có thể tăng lên 151.45 trước khi đến khu vực 152.00.

Ngược lại, ngưỡng hỗ trợ đầu tiên nằm ở mức tâm lý 150.00 trước khi xuống khu vực 149.70-149.65, sau đó là vùng 149.25-149.20. Trong trường hợp đà giảm kéo dài, mục tiêu giá sẽ chuyển xuống 149.00 và vùng hỗ trợ 148.80-148.70. Dưới khu vực này, cặp tiền có thể bị đẩy xuống 148.35-148.30, sau đó là 148.00 và SMA 100 ngày gần khu vực 147.70.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tín hiệu tích cực từ kinh tế Mỹ: Đòn giáng mạnh xuống EUR/USD
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Tín hiệu tích cực từ kinh tế Mỹ: Đòn giáng mạnh xuống EUR/USD

Bất chấp báo cáo lạm phát ổn định của Đức, đồng EUR vẫn tiếp tục suy giảm. Trong khi đó, Chỉ số Lạc quan Kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ Mỹ (NFIB) đã tăng vọt lên 101.7, đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2021. Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi dữ liệu CPI sắp tới, nhằm tìm kiếm những thông tin về khả năng điều chỉnh chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 12 này.
Vàng rực sáng: Áp sát ngưỡng 2,690 USD giữa làn sóng tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Vàng rực sáng: Áp sát ngưỡng 2,690 USD giữa làn sóng tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn

Thị trường vàng đang tiếp tục mở rộng đà tăng với những tín hiệu khả quan. Được hỗ trợ bởi nhu cầu mua từ Trung Quốc và xu hướng tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư. Mặc dù đồng USD đang có dấu hiệu phục hồi nhẹ, nhưng điều này chưa đủ để kìm hãm đà tăng của vàng.
Nhận định AUD/USD: Tương lai AUD phụ thuộc vào "nước cờ" của RBA và Thống đốc Bullock
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Tương lai AUD phụ thuộc vào "nước cờ" của RBA và Thống đốc Bullock

RBA nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất điều hành ở 4.35%, trong khi diễn biến cặp AUD/USD sẽ phụ thuộc vào thông điệp của Thống đốc Bullock về triển vọng lạm phát và số liệu việc làm. Thêm vào đó, dữ liệu thương mại và chính sách kích thích từ Trung Quốc cũng sẽ là các yếu tố tác động.
Phân tích kỹ thuật AUD/USD: Tín hiệu đảo chiều tăng xuất hiện - Cơ hội bứt phá đã đến?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật AUD/USD: Tín hiệu đảo chiều tăng xuất hiện - Cơ hội bứt phá đã đến?

Cặp tiền AUD/USD ghi nhận đà tăng mạnh lên vùng 0.6420 khi thị trường đặc biệt chú ý tới thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) vào thứ Ba. Theo dự báo, RBA nhiều khả năng sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4.35%. Đồng thời, giới đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ khởi động chu kỳ nới lỏng bằng động thái cắt giảm 25 điểm cơ bản, đưa lãi suất về vùng 4.25% - 4.50% trong tuần tới.
Triển vọng thị trường dầu khí: OPEC+ thắt chặt nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu biến động
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Triển vọng thị trường dầu khí: OPEC+ thắt chặt nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu biến động

Mặc dù căng thẳng địa chính trị đang hỗ trợ đà tăng giá dầu, triển vọng nhu cầu suy yếu từ thị trường Trung Quốc vẫn đang tạo áp lực đáng kể lên xu hướng dài hạn. OPEC+ đã quyết định kéo dài chính sách cắt giảm sản lượng đến năm 2026, phản ánh quan điểm thận trọng trước những dự báo về tình trạng dư cung trong năm tới. Đáng chú ý, Saudi Aramco vừa công bố mức giá xuất khẩu dầu thô sang thị trường châu Á trong tháng 1/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, phản ánh nhu cầu năng lượng sụt giảm tại Trung Quốc.
Áp lực giảm phát của Trung Quốc đè nặng, đồng NZD chao đảo
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Áp lực giảm phát của Trung Quốc đè nặng, đồng NZD chao đảo

NZD/USD giảm 0.47% so với đầu ngày xuống mức 0.5805. Đà giảm này chịu ảnh hưởng từ hai yếu tố chính đó là khả năng áp thuế của Trump và tình trạng suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng của New Zealand. Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ vào thứ Tư, dự kiến sẽ tác động đáng kể đến thị trường ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ