Chủ tịch Fed khu vực Cleveland Loretta Mester và khu vực St. Louis James Bullard đều đưa ra quan điểm rằng họ sẽ xem xét tăng lãi suất thêm 50bps trong cuộc họp vào cuối tháng Ba tới của FOMC. Điều này đã tạo ra nhiều biến động cho thị trường trong thời gian vừa qua.
Mặc dù lợi suất Trái phiếu Mỹ giảm nhẹ vào thứ Sáu nhưng đã kết thúc phiên giao dịch tuần trước ở mức cao hơn đáng kể. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm đang ở mức trên 3.80% trong khi lợi suất Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm vẫn ở mức 0.50% do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang thực hiện Chương trình kiểm soát đường cong lợi suất (YCC).
Sự tập trung đang đổ dồn vào quan điểm chính sách tiền tệ của Thống đốc Kazuo Ueda - người sẽ thay thế tiền nhiệm Haruhiko Kuroda. Nếu chính sách hiện tại được mang ra xem xét lại, điều này sẽ mang đến biến động cho tỷ giá USD/JPY cũng như lợi suất Trái phiếu. Nếu lợi suất TPCP Nhật bắt đầu tăng lên, nó có thể tác động đáng kể đến tỷ giá hối đoái nói trên.
Biểu đồ tỷ giá USD/JPY cùng chênh lệch lợi suất Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ và Nhật Bản
Phân tích kỹ thuật tỷ giá USD/JPY
Vào tuần trước, USD/JPY vẫn nằm trên đường SMA 21 ngày của Bollinger Band và đã có lúc phá qua ''dải trên'' trước khi đóng của trở lại bên trong. Điều này có thể báo hiệu một đợt tạm ngưng của xu hướng hay thậm chí là đảo chiều trong tương lai.
Giá đã vượt qua hai ngưỡng kháng cự tại 134.50 và 134.77 nhưng đà tăng không thể duy trì sau khi tạo mức đỉnh ở 135.12. Những mốc trên có thể đóng vai trò là ngưỡng kháng cự. Xa hơn nữa, ngưỡng kháng cự có thể nằm trong vùng 136.80 – 137.67 hiện đang bao gồm hai đường SMA 100 và 200 ngày.
Hiện tại giá đang nằm trên các đường SMA 10, 21, 55 và 260 ngày nhưng nằm dưới đường SMA 100 và 200 ngày. Điều này cho thấy giá có khả năng diễn biến đi ngang trước khi hoàn toàn nằm trên hoặc nằm dưới tất cả đường SMA trên.
Mặt khác, ngưỡng hỗ trợ có thể nằm ở các mức thấp trước đó tại 133.31, 132.55, 131.58, 131.51, 130.57 và 129.80.