Đồng Yên vẫn gặp khó do "Carry trade" khi chênh lệch lãi suất lớn

Đồng Yên vẫn gặp khó do "Carry trade" khi chênh lệch lãi suất lớn

Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

13:17 04/06/2024

Đồng Yên mở rộng đà tăng phiên thứ hai liên tiếp vào thứ Ba. Nguyên nhân có thể là do kỳ vọng ngày càng tăng về việc Fed cắt giảm lãi suất sau dữ liệu PMI. Mặc dù vậy, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản tiếp tục gây sức ép lên đồng Yên, hạn chế đà giảm của USD/JPY.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda cho biết vào ngày thứ Ba rằng ngân hàng trung ương sẽ tiến hành các hoạt động thị trường "linh hoạt" nếu lãi suất dài hạn tăng vọt. Điều này cho thấy BoJ sẵn sàng tăng cường mua trái phiếu khi cần thiết. Ông cũng tuyên bố rằng BoJ sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu lạm phát cơ bản tăng như dự báo của họ, theo Reuters.

Chỉ số DXY đang nhích nhẹ lên cùng với sự cải thiện của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Sự tăng lên này có thể do tâm lý thận trọng của thị trường trước thềm công bố dữ liệu Biến động việc làm của ADP và PMI ngành dịch vụ của ISM vào thứ Tư. Mặc dù vậy, kỳ vọng về Fed sẽ không tăng lãi suất thêm, gây áp lực giảm lên lợi suất TPCP Mỹ, điều này có khả năng làm đồng bạc xanh yếu đi.

Diễn biến thị trường:

  • Theo Reuters, chính phủ Nhật Bản sẽ nhấn mạnh những thách thức mà đồng Yên yếu đặt ra cho các hộ gia đình trong lộ trình chính sách kinh tế dài hạn của năm nay. Việc tập trung vào tác động của đồng Yên dự kiến sẽ duy trì áp lực lên Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) để tăng lãi suất hoặc giảm mua trái phiếu quy mô lớn.
  • Chỉ số PMI Sản xuất của ISM bất ngờ giảm xuống 48.7 trong tháng 5, giảm so với mức 49.2 của tháng 4 và thấp hơn dự báo 49.6. Ngành sản xuất của Mỹ trải qua tháng giảm thứ hai liên tiếp, đánh dấu lần sụt giảm lần thứ 18 trong 19 tháng qua.
  • Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản, ông Yoshitaka Shindo, tuyên bố rằng chính phủ sẽ "tiếp tục nỗ lực để được thặng dư ngân sách cơ bản vào năm tài khoá 2025." Ông Shindo cũng bày tỏ sự lạc quan, cho rằng "tăng trưởng kinh tế thực 1.3% trong năm tài khoá 2025 không phải là quá phi thực tế." theo Reuters
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Tokyo, Nhật Bản, được công bố vào thứ Sáu, đã tăng 2.2% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5, cao hơn mức mức tăng 1.8% của tháng 4. Nếu lạm phát toàn quốc ở Nhật Bản giảm, điều này có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giảm quyết tâm tăng lãi suất.
  • Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business vào thứ Năm, Chủ tịch Fed Atlanta, ông Raphael Bostic, chia sẻ rằng ông không nghĩ cần phải tăng lãi suất thêm để đạt được mục tiêu lạm phát 2% hàng năm của Fed. Ngoài ra, Chủ tịch Fed New York, ông John Williams, theo Reuters cho biết lạm phát hiện đang ở mức quá cao nhưng sẽ bắt đầu giảm vào nửa cuối năm 2024. Ông tin rằng với tình hình kinh tế hiện tại chưa cần phải vội vàng trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.

Phân tích kỹ thuật:

Biểu đồ USD/JPY theo khung thời gian ngày

USD/JPY hiện đang giao dịch quanh mức 156.40 vào thứ Ba. Biểu đồ ngày cho thấy cặp tiền tệ này vẫn đang di chuyển trong mô hình nêm tăng. Chỉ báo RSI 14 ngày hiện đã cắt xuống mức 50, báo hiệu lực bán gia tăng.

Hiện tại, cặp tiền đã mất mốc 156.00 và đang kiểm tra lại biên dưới của nêm. Trường hợp USP/JPY tiếp tục giảm có thể dẫn đến việc kiểm tra đường EMA 50 ngày tại mức 154.69.

Ngược lại, nếu cặp USD/JPY nhận được lực đỡ tốt và tiếp tục xu hướng tăng, vượt qua mức kháng cự tâm lý 157.00 và đường biên trên của nêm, cặp tiền này có thể kiểm tra tại mức kháng cự 160.32 - đỉnh cao nhất trong hơn 30 năm.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá Bạc đứng trước ngã ba đường: Khả năng giảm sâu nếu break khỏi ngưỡng hỗ trợ quan trọng 31.50 USD
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá Bạc đứng trước ngã ba đường: Khả năng giảm sâu nếu break khỏi ngưỡng hỗ trợ quan trọng 31.50 USD

Giá bạc khó có thể duy trì đà hồi phục từ đáy 3 tuần của phiên trước đó. Các chỉ báo kỹ thuật đưa ra tín hiệu tiêu cực và dự báo đà giảm trong ngắn hạn. Bạc cần break-out và giữ vững trên vùng 32.30-32.35 USD để đảo chiều xu hướng hiện tại.
Phân tích kỹ thuật GBP/USD: "Rung lắc" mạnh tại SMA 100, nhưng quyết giữ thành công vùng 1.2950
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật GBP/USD: "Rung lắc" mạnh tại SMA 100, nhưng quyết giữ thành công vùng 1.2950

GBP/USD suy yếu trong phiên thứ Sáu khi USD thu hút dòng tiền mua vào tại vùng đáy. Lập trường hawkish của BoE có thể hỗ trợ bảng Anh và hạn chế đà giảm của cặp tiền tệ chủ chốt này. Các chỉ báo kỹ thuật đang nghiêng về kịch bản giảm giá và báo hiệu khả năng điều chỉnh sâu hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ