Dự báo biến động tuần 9-13/3: Những hệ luỵ từ diễn biến phức tạp của nCoV tiếp tục là tâm điểm thị trường
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Trong tuần vừa qua thị trường tiếp tục diễn biến với tâm lý risk off trên toàn cầu khi diễn biến dịch cúm nCoV tiếp tục phức tạp và lan rộng ra các quốc gia châu Âu. Tâm điểm nằm ở việc FED bất ngờ hạ lãi suất 0.5% ngày 03/03. Một động thái được cho là mạnh tay và kịp thời để đối phó với những tác động suy yếu kinh tế từ Covid-19.
Số liệu sản xuất PMI sản xuất và dịch vụ Mỹ được công bố tương đối tốt, ngoài ra số liệu báo cáo lao động tốt hơn dự báo với số việc làm tạo mới 273k, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục được duy trì ở mức 3.5%, thu nhập bình quân theo giờ giữ ổn định ở mức tăng 0.3% so với tháng trước đó.
Mặc dù vậy các tin tức số liệu kinh tế Mỹ hiện vẫn không có tác động tích cực đến xu hướng đồng USD khi thị trường đã nhìn thấy những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu do những tác động từ dịch cúm nCoV. FED lưu ý không sẵn sàng sử dụng các công cụ chính sách khác ngoài lãi suất để kích thích nền kinh tế, điều này có thể đã tạo tâm lý thất vọng với các nhà đầu tư.
Diễn biến đồng USD và thị trường Chứng khoán Mỹ tiếp tục xấu đi, chỉ số DXY giảm 2.07%, thị trường Chứng khoán sau ngày điều chỉnh tăng đã tiếp tục suy yếu trở lại.
Hiện tại sau khi FED hạ lãi suất bất ngờ thị trường vẫn tiếp tục pricing FED tiếp tục giảm lãi suất trong tháng 3 này, khi chủ tịch FED tuyên bố sẽ tiếp tục chủ động trong việc chống lại dịch cúm nCoV. Đồng USD tiếp đà giảm kiểm tra lại mức hỗ trợ 95.80. Trên biểu đồ thể hiện chỉ số DXY đã breakout trendline hỗ trợ từ tháng 2/2019 và xác nhận xu hướng giảm.
Tâm lý risk off thể hiện ở biểu đồ lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới 1%. Xu hướng dịch chuyển dòng tiền về trái phiếu Mỹ tăng cao đang làm đường cong lợi suất trái phiếu đảo ngược, hiện tại lợi suất trái phiếu kỳ hạn dưới 1 năm đã tăng cao hơn so với các kỳ hạn trên 2 năm. Như vậy dấu hiệu đảo chiều của đường cong lợi suất trái phiếu đang chỉ ra rằng tâm lý risk off trên toàn bộ market sẽ có thể kéo dài hơn trong thời gian tới.
Ở một diễn biến khác ECB được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất -0.1% trong tuần tới và sẽ công bố chương trình mua tài sản mới so với mức 20 tỷ EUR/tháng hiện tại. Chênh lệch lợi suất trái phiếu Đức-Mỹ tăng cao khiến chi phí cơ hội nắm giữ USD giảm xuống. BOE được kỳ vọng sẽ hạ lãi suất thêm 0.5%. Tuy nhiên hiện các dữ liệu kinh tế Anh đang tương đối tích cực đang làm giảm khả năng BOE sẽ cắt lãi suất mạnh tay trong tháng 3 này.
Trong cuộc họp gần nhất OPEC+ không đồng ý cắt giảm nguồn cung khiến giá dầu tiếp tục lao dốc xuống mức thấp hơn 2017. Trong bối cảnh nhu cầu dầu trên thế giới đồng loạt giảm mạnh do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế và tác động của nCoV đến kinh tế Trung Quốc, giá dầu còn có thể giảm sâu hơn xuống mức thấp 34$/thùng.
Nhu cầu hàng hoá trên toàn cầu giảm xuống có thể tác động xấu đến lạm phát trong quý 1 này. Các dấu hiệu của giảm phát thể hiện rõ ở sản xuất suy yếu và giá cả hàng hoá cơ bản đều giảm. Nói cách khác tâm lý risk off sẽ khiến dòng tiền chảy ngược về trái phiếu, vàng và những tài sản đảm bảo hơn do đó sẽ tạo hiệu ứng suy giảm nhu cầu hàng hoá trên toàn thế giới.
Đồng JPY và Vàng tiếp tục đóng vai trò là tài sản trú ẩn trong tuần qua, tỷ giá USDJPY đã phá vỡ mức 106 và có thể còn tiếp tục giảm sâu dưới 104.
Giá vàng đã tăng lại mức đỉnh 1689$/oz trong tuần qua, và có dấu hiệu sẽ tăng lên ngưỡng trên 1700$/oz khi thị trường tiếp tục pricing FED cắt giảm lãi suất và tâm lý thị trường vẫn tiếp tục risk off hơn nữa. Biểu đồ Phân tích kỹ thuật Vàng đang kiểm tra lại mức kháng cự 1689$/oz. Dự báo với những diễn biến phức tạp hiện tại có thể tuần tới Vàng sẽ tiếp tục chạm mốc 1720$/oz.
Những thông tin quan trọng có thể tác động đến thị trường trong tuần tới
- Diễn biến phức tạp và các tác động của nCoV sẽ tiếp tục là tâm điểm và yếu tố dẫn dắt trong tuần này
- Số liệu lạm phát Mỹ có khả năng sẽ suy giảm thấp hơn dự báo khi tâm lý risk off gia tăng, sản xuất và chi tiêu cá nhân suy giảm
- Thị trường tiếp tục duy trì pricing việc FED sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất trong ngày 18/03. Điều này có thể tác động xấu đến tâm lý thị trường, nhà đầu tư sẽ trở nên lo ngại khủng hoảng kinh tế khi FED liên tục điều chỉnh lãi suất mạnh tay. Thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục giảm thấp hơn mức đáy tuần vừa rồi
- ECB công bố chính sách tiền tệ: được dự báo sẽ cắt giảm lãi suất và tăng chương trình mua tải sản QE
Nhận xét:Tâm lý lo ngại rủi ro risk off đang tiếp diễn trong tuần này, giới đầu tư lo ngại khủng hoảng kinh tế do những tác động xấu của dịch cúm nCoV với nền kinh tế Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác. Dẫn đến gián đoạn về chuỗi cung ứng toàn cầu, và Mỹ hiện tại đang đặt rất nhiều nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và các quốc gia khác. Do vậy việc FED tiếp tục cắt giảm lãi suất sẽ kéo theo tâm lý bán tháo các danh mục đầu tư và dịch chuyển dòng tiền về trái phiếu nhiều hơn.
Dự báo chỉ số Dollar Index (DXY) sẽ tiếp tục xu hướng giảm bền về ngưỡng hỗ trợ 95.0