Vàng tiếp tục xu hướng giảm đầu phiên Âu. Triển vọng sắp tới của vàng không hề sáng sủa, khi lãi suất toàn cầu đang tăng trước áp lực lạm phát.
Chỉ số DXY tăng vọt sau khi Mỹ công bố dữ liệu lạm phát tháng 4. Thị trường kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 190bps trong năm nay.
Hiện tại, ảnh hưởng của đô la Mỹ lên vàng lớn hơn rất nhiều so với lạm phát. Vàng thường được coi là tài sản phòng hộ lạm phát, tuy nhiên, mối quan hệ này thấy rõ hơn trong dài hạn, còn trong ngắn hạn, lạm phát cao sẽ đạp vàng do kỳ vọng ngân hàng trung ương thắt chặt.
Dữ liệu công nghiệp kém khả quan tại Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện bình thường hoá các hoạt động kinh tế tại Thượng Hải kể từ ngày 1 tháng 6. Điều này chưa thể xoa dịu thị trường sau khi nước này công bố dữ liệu sản lượng công nghiệp gây thất vọng, giảm 2.9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi kỳ vọng ban đầu là tăng 0.4%.
Thị trường chứng khoán suy yếu khiến giá vàng giảm?
Khi thị trường chứng khoán giảm, các nhà đầu tư tổ chức có thể chốt lời tài sản khác như vàng để bù lỗ. Do đó, cổ phiếu giảm đang gián tiếp đạp vàng. Khi Fed gần như chắc chắn sẽ tăng 50bp trong tháng Sáu, thị trường chứng khoán vẫn đang trong tình trạng sell on rally thay vì bắt đáy như trước. Do vậy, khả năng cao vàng sẽ tiếp tục suy yếu.
Phân tích kĩ thuật vàng
Vàng tiếp tục đà giảm từ tuần trước, chỉ số RSI rơi vào vùng quá bán, nhưng một cây nến rút chân cũng đang hình thành trong phiên hôm nay. Nếu tiếp tục suy yếu, hỗ trợ tiếp theo sẽ là vùng 1828/1830 (Fib 38.2%).
Hỗ trợ quan trọng sau đó sẽ là $1,760 và 1,723.
Biểu đồ giá vàng (D1)
$1,760 từng được coi như một mức sàn, khi các đợt giảm qua vùng này đều không kéo dài lâu. Nhưng điều này có thể không lặp lại trước tình hình lãi suất tăng. Dưới mức đó, $1,723 và 1,677 sẽ là các hỗ trợ đáng chú ý.
Biểu đồ giá vàng (W1)