Dự báo thị trường thời khủng hoảng - Cơn đau đầu của các nhà đầu tư

Dự báo thị trường thời khủng hoảng - Cơn đau đầu của các nhà đầu tư

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

20:06 22/08/2020

Các nhà đầu tư đang lo ngại rằng đà tăng đột ngột của giá một loạt các tài sản tài chính kể từ thời điểm đen tối nhất của cuộc khủng hoảng Covid đã khiến chúng đang bị định giá quá cao, theo một khảo sát có uy tín

Các nhà quản lý quỹ giờ đây nhận thấy rằng một danh mục với tỷ trọng cân bằng giữa cổ phiếu, trái phiếu và vàng đang có giá trị cao nhất kể từ năm 2008, theo khảo sát hàng tháng mới nhất của Bank of America (BofA) từ các nhà đầu tư đang quản lý quy mô tài sản gần 500 tỷ USD.

Trở ngại cho việc định giá đến từ những biện pháp kích thích chưa hề có tiền lệ từ các NHTW, từ Cục dự trữ Liên bang Mỹ cho tới NHTW Châu Âu và Nhật Bản, đã giúp nâng giá dữ dội các tài sản đã bị ảnh hưởng khi dịch bệnh bùng phát. Các khoản chi tiêu từ chính phủ cũng có tác động khuếch đại tương tự.

Gần 80% các nhà đầu tư được hỏi bởi BofA đã kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai – mức cao nhất kể từ tháng 12/2009 – trong khi có 57% dự báo lợi nhuận sẽ ở mức cao hơn.

Số dư tiền mặt đưa ra bởi các nhà quản lý quỹ trong khảo sát cũng sụt giảm, chỉ ra ngày càng nhiều tiền đang được đổ vào thị trường các tài sản rủi ro. Tuy vậy, tiền mặt vẫn đang chiếm 4.6% trong các danh mục đầu tư, cao hơn mức 4% - mức thấp mà các nhà phân tích của BofA cho rằng đó là dấu hiệu của sự “tham lam” bắt đầu xuất hiện trong hành vi thị trường. “Chúng tôi không nghĩ rằng thị trường hiện tại đang tăng quá nóng” các chuyên gia này nhận định.

Các thị trường chứng khoán phát triển và mới nổi được theo dõi bởi chỉ số MSCI toàn cầu đã tăng hơn 50% kể từ mức đáy vào tháng 3, qua đó lấy lại gần hết mức giảm ghi nhận trong giai đoạn đại dịch.

Chứng khoán Phố Wall là một trong những thị trường thể hiện tốt nhất. Đà tăng giá của cổ phiếu những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ đã đẩy chỉ số S&P 500 áp sát mức cao nhất trong lịch sử vào đầu phiên giao dịch ngày Thứ 3 tuần trước, cao hơn so với mức đỉnh trong tháng 2.

Sự tăng giá mạnh mẽ trên có được ngay cả khi kinh tế toàn cầu đang bước vào một cuộc suy thoái mới, gây áp lực nặng nề lên lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của các công ty niêm yết trên S&P 500 được dự báo sụt giảm khoảng 1/5 trong năm nay trước khi tăng 26% trở lại vào năm 2021, theo như dữ liệu FactSet theo dõi kỳ vọng của các nhà phân tích. Chỉ số trên đang ở mức 22.6 lần lợi nhuận kỳ vọng trong năm tới – mức chưa từng thấy kể từ sự bùng nổ của bong bóng dotcom trước thềm thiên niên kỷ mới.

Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư được hỏi bởi BofA vẫn nhìn nhận đà tăng giá vừa qua là một phần của “thị trường giá lên” đã bắt đầu kể từ mức đáy trong tháng 3 thay vì một “thị trường giá xuống” ngắn ngủi. Gần một nửa của những người được hỏi vào tháng 7 nhận định đà tăng trên chỉ là nhịp hồi trong thị trường giảm giá, tuy nhiên con số trên đã thu hẹp mạnh xuống mức 35% vào tháng này.

Tỷ lệ giá / lợi nhuận lợi nhuận kỳ vọng trong 12 tháng tới của thị trường chứng khoán Mỹ. Nguồn FactSet

Rất nhiều các tài sản khác cũng có được mức tăng lớn. Thị trường trái phiếu toàn cầu đã tạo ra được mức tỷ suất lợi nhuận, bao gồm chênh lệch giá tăng và chi trả lợi tức, ở mức 5.5% tính tới thời điểm này, sau khi ghi nhận mức tỷ suất lợi nhuận 7% trong năm ngoái, theo như chỉ số Barclays Multiverse theo dõi các trái phiếu định giá cao và trái phiếu rác. Giá vàng đã tăng 1/3 trong năm 2020 sau khi tăng 18% trong năm 2019.

Việc tất cả các tài sản đều trong xu hướng tăng đã bồi đắp hy vọng về việc chính sách kích thích tiền tệ và tài khóa sẽ củng cố vững chắc nền kinh tế thế giới trong khi các nhà khoa học cũng đang chạy đua để tìm kiếm vắc-xin Covid-19, các nhà đầu tư và phân tích nhận định.

Ngân hàng Goldman Sachs vào cuối tuần qua đã dự báo rằng chỉ số S&P 500 sẽ tăng thêm 6% cho tới cuối năm 2020, dễ dàng vượt qua mức đỉnh trước đó, khi lãi suất thấp khiến cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn bất chấp sự yếu ớt của lợi nhuận.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ