Đồng Yên Nhật đã giảm đáng kể từ tháng Ba cho đến cuối tháng Tư. Mặc dù nhiều quan chức chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại của họ đối với biến động tỷ giá, đồng Yên yếu hơn vẫn được coi là một điều tích cực cho các mục tiêu chính sách của họ.
Vấn đề đã nảy sinh khi CNY/JPY đạt đỉnh từ năm 1990 vào ngày 19 tháng 4. Trung Quốc và Nhật Bản lần lượt là hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới tính theo GDP.
Tác động của việc CNY tăng giá đột ngột đã khiến Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phải phá giá đồng Nhân dân tệ so với Đô la Mỹ và điều này cũng khiến USD/JPY hụt hơi trước khi lên tới vùng 126.30 - 131.30.
Tương quan CNY/CNH và USD/JPY
Có vẻ như giá dầu thô tăng kéo theo kỳ vọng lạm phát cao hơn đã làm dấy lên lo ngại về lộ trình tăng lãi suất quyết liệt của Fed, khiến lợi suất trái phiếu kho bạc cũng cao hơn.
Nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng. Bên cạnh dầu thô, xăng, khí đốt tự nhiên, dầu sưởi và dầu diesel đều đang trở nên đắt đỏ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã nói rõ rằng họ sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, bao gồm cả việc giữ lợi suất dài hạn ở mức thấp.
Tất cả điều này đều đang chống lại đồng Yên trong ngắn hạn. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg ba tuần trước, cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, Eisuke Sakakibara , nói rằng ông kỳ vọng tỷ giá USD/JPY sẽ chạm mức 150.
Ông được biết đến với biệt danh ''Mr. Yen'' vì chủ mưu can thiệp vào nhiệm kỳ cầm quyền của mình. Ông nói thêm rằng ông không mong đợi sự can thiệp từ chính quyền Nhật Bản vào lúc này.
Để đạt mức 150, USD/JPY trước tiên cần phải vượt qua một vài đỉnh từ đầu năm 2002, tiêu biểu là 135. PPI và dữ liệu thương mại của Nhật Bản sẽ được công bố vào ngày mai.