Dữ liệu yếu kém của Trung Quốc và lo ngại suy thoái đè nặng tâm lý thị trường
Tùng Trịnh
CEO
Cổ phiếu giảm điểm tại châu Á và đồng đô la mạnh lên, khi tâm lý rủi ro của nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi nguy cơ suy thoái tại Trung Quốc và Mỹ
Các chỉ số chứng khoán chính của châu Á giảm phiên thứ 4 liên tiếp, tiến sát mức thấp nhất trong hơn một tháng qua. Cổ phiếu tại Hồng Kông và Trung Quốc đại lục giảm sau khi dữ liệu Trung Quốc cho thấy giá sản phẩm xuất xưởng giảm sâu hơn trong khi lạm phát lõm giảm chậm lại. Đồng nhân dân tệ giao dịch ở nước ngoài cũng giảm sau khi dữ liệu được công bố.
"Rõ ràng là Trung Quốc đang đối mặt với nguồn cung dư thừa vào thời điểm này," Zhaopeng Xing, chuyên gia chiến lược Trung Quốc cấp cao tại Ngân hàng ANZ Australia & New Zealand nói. "Cần có chính sách kích cầu" và sự tập trung bắt đầu đổ dồn sang khả năng kích thích tài chính trước cuộc họp của Bộ chính trị Trung Quốc vào tháng 7.
Các hợp đồng tương lai chứng khoán châu Âu giảm điểm,chứng khoán Mỹ cũng tiếp tục đà giảm từ thứ Sáu tuần trước, khi dữ liệu về tiền lương cho thấy lạm phát tại Mỹ vẫn là mối đe dọa. S&P 500 giảm 1.2%, trong khi Nasdaq 100 giảm 0.9% tuần trước.
Đồng đô la tăng giá so với tất cả các đồng ngoại tệ của nhóm G10. Yên Nhật giảm 0.4%, cổ phiếu Nhật Bản có hiệu suất kém nhất trong khu vực. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kỳ hạn đi ngang
Nhà đầu tư tiếp tục đối mặt với nhiều yếu tố cạnh tranh, bao gồm nguy cơ lãi suất tăng cao và suy thoái kinh tế.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết vào cuối tuần rằng bà không loại trừ nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ, và điều này là "bình thường" khi tăng trưởng chậm lại và lạm phát vẫn quá cao.
"Mọi người đều đang theo dõi lạm phát hoặc đã theo dõi lạm phát trong một thời gian dài," Nicolo Bocchin tại Tập đoàn Azimut, nói với Bloomberg. "Bây giờ đã đến lúc phải nhìn vào tăng trưởng."
Dữ liệu việc làm Mỹ tuần trước đã giảm bớt giả định rằng Ngân hàng Trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng này. Nhưng triển vọng sau đó là không rõ ràng. Con số việc làm không đạt kỳ vọng nhưng mang lại dấu hiệu rằng lạm phát tiền lương vẫn là mối đe dọa với cuộc chiến chống lạm phát của Fed.
Nhà giao dịch cũng sẽ theo dõi sát sao báo cáo lạm phát của Mỹ trong tuần này. Các nhà kinh tế của Bloomberg dự đoán lạm phát sẽ giảm xuống 3.1%, tuy nhiên họ không cho rằng điều đó sẽ ngăn cản Fed tăng lãi suất tại cuộc họp sắp tới.
Nếu lạm phát giảm mạnh, tâm lý thị trường sẽ trở nên lạc quan hơn, đưa S&P 500 vượt qua kênh giá, theo Ed Yardeni, chủ tịch của công ty nghiên cứu mang tên ông. "Trong khi đó, số liệu lạm phát cao hơn kỳ vọng có thể làm tăng nỗi sợ hãi rằng Fed sẽ phải thắt chặt tiền tệ đến mức gây ra suy thoái để giảm lạm phát."
Bloomberg