Đường trendline là gì?

Đường xu hướng là gì?

Trần Vân Anh

Trần Vân Anh

Junior Editor

15:34 08/04/2024

Đường xu hướng (trendline) là một đường thẳng nối các đỉnh hoặc đáy liền nhau trong một khung thời gian nhất định nhằm xác định được xu hướng hiện tại của thị trường.

Đường xu hướng phản ánh xu hướng biến động của giá 

Đường xu hướng (trendline) là một đường thẳng nối các đỉnh hoặc đáy liền nhau trong một khung thời gian nhất định nhằm xác định được xu hướng hiện tại của thị trường. Đây được coi là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một giao dịch thành công.

Đường xu hướng có 3 loại chính: 

  • Đường xu hướng tăng được hình thành từ ít nhất 3 đáy ngày càng cao dần trong biểu đồ giá
  • Đường xu hướng giảm được tạo thành từ ít nhất 3 đỉnh ngày càng thấp dần trong biểu đồ giá
  • Đường xu hướng đi ngang đây là thời điểm giá không có nhiều biến động nên các đỉnh và đáy thường tương đối ngang nhau

Các đỉnh và đáy này được gọi chung là các điểm tiếp xúc. Càng ít điểm tiếp xúc và đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng đảo chiều giá càng cao.

Đường xu hướng hoạt động như một hỗ trợ hoặc kháng cự

Giá sẽ bật trở lại khi chạm đến đường xu hướng tăng (nối các đáy sau cao hơn đáy trước) nên nó hoạt động như một đường kháng cự. Tuy nhiên, khi các cây nến xuyên thủng vùng kháng cự này, xu hướng giảm mới sẽ được hình thành.

Mặt khác, giá sẽ bật trở lại khi chạm đến đường xu hướng giảm (nối các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước) nên nó hoạt động như một đường hỗ trợ. Tuy nhiên, khi các cây nến phá vỡ vùng hỗ trợ này, xu hướng tăng mới sẽ được hình thành.

Tất nhiên, giá không phải lúc nào cũng sẽ bật lên hoàn toàn khỏi đường xu hướng. Đôi khi, nó sẽ vượt qua một chút trước khi quay lại xu hướng cũ. Bởi vậy, các nhà giao dịch cũng cần cẩn trọng với các tín hiệu phá vỡ giả (false breakout), đặc biệt là khi giá không chạy theo sóng vừa phá vỡ. 

Một trong số các cách hiệu quả nhất là kiểm tra trên khung thời gian (thường là khung D1), đồng thời kết hợp với một số mô hình nến/giá đảo chiều và các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu breakout. Khi tiến hành giao dịch, cần chờ giá retest lại đường xu hướng để vào lệnh, điểm Stop loss nên được đặt ngoài đỉnh/đáy của sóng retest.

Kênh giá được tạo thành từ hai đường xu hướng song song 

Kênh giá (price channel) hay kênh xu hướng được hình thành khi các đợt sóng nhỏ “mắc kẹt” giữa hai đường xu hướng song song cùng chiều. Đường xu hướng trên nối các đỉnh sẽ được coi như một vùng kháng cự, trong khi đường nối các đáy sẽ hoạt động như một mức hỗ trợ.

Trong một xu hướng chính, giá sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh và tạo ra các điểm tiếp xúc giữa hai đường xu hướng. Nhân cơ hội này các nhà đầu tư có thể tiến hành bắt sóng đảo chiều để tiến hành vào lệnh và thu lời trong ngắn hạn. Kênh xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng đảo chiều giá càng cao.

Kênh giá được chia làm 3 loại chính: 

  • Kênh giá tăng (bullish price channel): nối các đỉnh và đáy ngày càng cao hơn. Khi các cây nến xuyên thủng hỗ trợ trong kênh xu hướng tăng, giá sẽ điều chỉnh giảm. 
  • Kênh giá giảm (bearish price channel): nối các đỉnh và đáy ngày càng thấp hơn. Khi các cây nến phá vỡ kháng cự trong kênh xu hướng giảm, giá sẽ điều chỉnh tăng. 
  • Kênh giá đi ngang (sideway price channel): nối các đỉnh và đáy có vị trí tương đối ngang nhau thể hiện sự tích lũy và lưỡng lự của thị trường. Khi giá phá vỡ kháng cự thì xu hướng tăng mới sẽ được hình thành và ngược lại, khi giá phá vỡ hỗ trợ thì xu hướng giảm mới sẽ xuất hiện.

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết