Phiên Á hôm nay ghi nhận EUR suy yếu bất chấp dữ liệu lạm phát từ Đức ngày hôm qua là tiền đề thúc đẩy ECB tăng lãi suất.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã nhất trí về lệnh cấm vận đối với các hàng hóa xuất khẩu của Nga, đặc biệt là dầu thô. Hội nghị cũng đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho những quốc gia thành viên phụ thuộc vào dầu Nga.
Dầu thô đã đạt mức cao nhất trong 2 tháng với hợp đồng tương lai dầu WTI tăng trên $118/thùng. Hợp đồng dầu Brent giao dịch quanh mức $123.
Thành viên Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller cũng đưa ra bình luận về lộ trình tăng lãi suất của Fed. Ông cho rằng cần tăng lãi suất 50bps cho đến khi lạm phát giảm xuống gần 2%.
Đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu tăng đầu phiên Á. Lợi suất 10 năm tăng 10 điểm cơ bản, đạt gần 2.84%.
Nhật Bản công bố tỷ lệ thất nghiệp 2.5%, thấp hơn kỳ vọng 2.6%. Doanh số bán lẻ đạt đúng kỳ vọng tăng 0.8% trong tháng Tư. Ngành sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, khi sản lượng công nghiệp giảm 1.3% trong tháng 4, nhiều hơn kỳ vọng giảm 0.2%. Đồng Yên trượt giá sau tin này, và dầu tăng cũng đang gây thêm sức ép lên Nhật Bản, một quốc gia nhập khẩu năng lượng.
Dữ liệu PMI Trung Quốc rất tích cực với PMI sản xuất đạt 49.6 so với dự báo 49.0. PMI phi sản xuất đạt 47.8, vượt kỳ vọng 45.5.
Số liệu cấp phép xây dựng tại Úc giảm 2.4%, trong khi kỳ vọng thị trường là tăng 2.0%.
Tiêu điểm lịch kinh tế hôm nay gồm một loạt dữ liệu GDP, CPI, việc làm của châu Âu. Canada công bố số liệu GDP trong khi Mỹ báo cáo kết quả chỉ số niềm tin người tiêu dùng. Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ họp cùng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell hôm nay.
Phân tích kỹ thuật EUR/JPY
EUR/JPY có vẻ đang bất chấp những áp lực của EUR, thay vào đó các trader đang đánh giá JPY là đồng yếu thế hơn, phá qua cạnh trên của mô hình tam giác. Kháng cự tiềm năng trước mắt là 138.32. Hỗ trợ nằm tại các đường MA 21, 55 và 100 ngày, cả 3 đều nằm gần đường xu hướng tăng quanh mức 136.10.