Euro ổn định khi PBOC cắt giảm lãi suất cơ bản. Đà giảm tiếp theo cho EUR/USD?
Phạm Anh Vũ
Junior Analyst
Đồng Euro ổn định vào đầu tuần mới khi USD lấy lại vị thế trong tháng này. Hầu hết các cặp tiền tệ chính khác cũng đang đi ngang trong hôm nay.
Biên bản cuộc họp Fed tháng 7 đã mở ra khả năng tăng lãi suất mục tiêu vào cuối năm nay.
Cuối tuần này, Fed Kansas sẽ tổ chức Hội nghị Jackson Hole hàng năm. Cùng với đó, bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ được thị trường theo dõi chặt chẽ vào thứ Sáu tuần này.
Trong thời gian tới, thị trường sẽ tìm kiếm định hướng về quyết định lãi suất của FOMC vào tháng 9.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm nay đã giảm lãi suất cơ bản kỳ hạn 1 và 5 năm thêm 15bps. NHTW đã chỉnh lãi suất 1 năm lên 3.45% và giữ nguyên lãi suất 5 năm ở mức 4.20%.
Chỉ số Hang Seng lao dốc sau tin tức này, có thời điểm giảm hơn 1.8%. Các chỉ số chứng khoán Châu Á khác, ngoại trừ Nhật Bản, đều tăng nhẹ.
Dầu thô ổn định với HĐTL WTI đạt gần $82/thùng trong khi hợp đồng dầu Brent đạt $85/thùng. Vàng giao ngay vẫn ở dưới mức $1,900, dao động quanh mức $1,890 trong hôm nay.
Sắp tới, Hoa Kỳ sẽ công bố một số dữ liệu bán nhà và một số quan chức của Fed sẽ có bài phát biểu.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT EUR/USD
Đợt giảm của EUR/USD chậm lại ở ngay trên vùng hỗ trợ tiềm năng trong khu vực 1.0830 – 1.0835, nơi có một số breakpoint và đáy trước đó.
Hỗ trợ cũng có thể nằm gần ngưỡng Fib thoái lui 78.6% tại 1.0770, ngay trên đường SMA 200 ngày.
Trước ngưỡng này, hỗ trợ nằm tại các đáy và breakpoint trong khu vực 1.0830- 1.0835.
Nếu EUR/USD phục hồi và tiếp cận đường xu hướng giảm, thì cặp tiền sẽ gặp ngưỡng kháng cự tại các đường SMA 21 và 55 ngày.
Kháng cự cũng có thể nằm trong khu vực 1.1065 – 1.1095, ngay trước mức tâm lý 1.1100.
Xa hơn nữa, mức kháng cự có thể nằm ở breakpoint từ đỉnh tháng 3 năm 2022 tại 1.1185 hoặc đỉnh gần đây tại 1.1275.
Trên các mức này, kháng cự có thể nằm ở ngưỡng Fibonacci Extension tại 1.1380. Ngay phía trên là một số breakpoint khác trong khu vực 1.1385 – 95.
DailyFX