Cặp tiền này đang giao dịch quanh mức thấp nhất năm tại 1.0635 do USD tăng, đẩy chỉ số RSI vào vùng quá bán (dưới 30) lần thứ hai trong năm nay. Tuy nhiên vẫn phải xem xét liệu CPI châu Âu có thể kiềm chế sự suy giảm này không khi lạm phát dự kiến tăng từ 2.9% lên 3.2% trong tháng Ba.
Lạm phát kéo dài buộc ECB điều chính định hướng chính sách tiền tệ. Chủ tịch Christine Lagarde thừa nhận "lạm phát đã tăng lên đáng kể và sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới". Các quan chức ECB cho rằng một đợt tăng lãi suất có thể giúp EUR/USD phục hồi trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, EUR/USD có thể tiếp tục giảm trong năm nay khi Fed có ý định tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào ngày 4 tháng 5.
Dữ liệu tâm lý trader từ IG cho thấy 76.32% trader mua ròng EUR/USD, với tỉ lệ mua/bán dài hạn là 3,22-1. Số lượng trader mua ròng tăng 2.76% so với hôm qua và 0.13% so với tuần trước. Số lượng trader bán ròng tăng 3.01% so với hôm qua và giảm 15.22% so với tuần trước. Số đông trader tiếp tục mua ròng suốt tuần đầu tiên của tháng 4 trong khi một nhóm trader đang thực hiện chốt lời.
Như đã nói, xuất hiện CPI châu Âu tăng có thể hạn chế đợt bán tháo gần đây của EUR/USD, khi lạm phát sẽ gây áp lực, buộc ECB phải điều chỉnh chính sách. EUR/USD có thể sẽ kiểm tra tại 1.0569 - mức đáy tháng 4 năm 2017 khi RSI vẫn cho thấy động lực giảm.
MA 200 ngày tiếp tục dốc xuống. RSI rơi vào vùng quá bán lần 2 trong năm khi cặp tiền chạm đáy năm 2020 (1.0636).
Đóng cửa dưới 1.0640 (Fibo mở rộng 78.6%) sẽ mở ra cánh cửa đưa EUR/USD về đáy tháng 4 năm 2017 (1.0569), sau đó là 1.0500 (Fibo mở rộng 100%) và đáy tháng tháng 3 năm 2017 (1.0495).