Fed có thể hạ lãi suất về 0%

Fed có thể hạ lãi suất về 0%

06:45 13/03/2020

Sau lần cắt giảm lãi suất vào tuần trước, chúng tôi nhận thấy khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất về 0 đã tăng lên khoảng 50-50.

Chúng tôi cho rằng các tin tức đã xấu đi kể từ đó: các nhà kinh tế trên toàn cầu đã giảm các ước tính tăng trưởng sâu hơn, đặc biệt là ở Châu Âu, một số lượng lớn các hoạt động trong nước đang bị hủy bỏ, và sự sụp đổ của giá năng lượng có thể gây ra khủng hoảng tức thời cho một số lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ. Trong hoàn cảnh này, chúng tôi thấy không có lý do chính đáng nào để Fed kiềm chế và thận trọng. Ngược lại, chúng tôi giờ đây tin rằng Fed sẽ cắt lãi suất tính trên tỷ lệ dự trữ vượt mức bắt buộc (IOER) xuống 0% tại hoặc trước cuộc họp ngày 18 tháng 3.

Lý do cần có một động thái mạnh mẽ trong cuộc họp tiếp theo của Fed có thể xuất phát từ lý thuyết về kiểm soát tối ưu, khuyến nghị hành động nhanh khi mà giới hạn dưới của lãi suất đã xuất hiện trong tầm nhìn. Phương pháp này đã được áp dụng vào tháng 12 năm 2008 và chúng tôi tin rằng tình huống tương tự nên được áp dụng ngay bây giờ. Nhưng vẫn còn tồn tại hai câu hỏi: (i) giới hạn dưới của lãi suất giờ đang ở mức nào và (ii) Fed có nên đợi cho đến cuộc họp theo đúng lịch trình hay không.

Vào tháng 12 năm 2008, Fed đặt lãi suất điều hành ở mức 0-25 điểm cơ bản và đặt IOER ở mức 25 điểm cơ bản. Thị trường sau đó cũng không xảy ra vấn đề nào đáng sợ như lo ngại. FOMC sau đó còn dự định hạ thấp IOER hơn nữa, nhưng đã không làm như vậy. Lần này, chúng tôi nghĩ rằng Fed sẽ hạ IOER xuống 0% và giảm lãi suất vay qua đêm xuống cùng mức đó. Không loại trừ rủi ro đối với quan điểm của chúng tôi là lãnh đạo Fed sẽ chỉ giảm thận trọng IOER xuống 10 điểm cơ bản. Chúng tôi tin rằng Fed có thể tiếp tục truyền đi thông điệp lãi suất mục tiêu trong phạm vi 0.0-0.25%, và có lẽ cũng không gặp vấn đề gì nếu lãi suất giao dịch thực ở gần đáy của phạm vi đó.

Kinh nghiệm gần đây cho chúng ta biết rằng Fed sẽ hành động trước kỳ họp tới nếu họ nghĩ là cần thiết. (Khoảng thời gian im ặng trước cuộc họp, một giới hạn tự áp đặt, sẽ không ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định nếu có). Tuy nhiên, một lý do mà có thể khiến  Ủy ban cố gắng trì hoãn cho đến khi cuộc họp diễn ra là để có thêm thời gian để cân nhắc các công cụ khác của phản ứng chính sách. Nếu Fed giảm lãi suất xuống 0, họ có thể kết hợp điều đó với thông điệp định hướng kiên nhẫn, có thể là bình thường hóa chính sách dựa trên diễn biến của điều kiện lạm phát. Họ cũng có thể nói điều gì đó về việc sẵn sàng sử dụng công cụ bảng cân đối, mặc dù với mức lãi suất phi rủi ro dài hạn ở mức này thì chưa chắc việc mua tài sản sẽ có nhiều tác dụng kích thích nền kinh tế.

Mọi thứ trở nên thú vị hơn khi chúng tôi phân tích sâu hơn. Thứ Sáu tuần trước, Chủ tịch Fed Boston, Rosengren, gợi ý về việc mua cổ phiếu đã thu hút được sự chú ý. Người ta ít chú ý đến hai tiêu chuẩn mà ông này đưa ra: thứ nhất, việc đó sẽ yêu cầu thay đổi Đạo luật Dự trữ Liên bang, và thứ hai, rằng nó sẽ yêu cầu bồi thường từ Kho bạc. Mặc dù mua cổ phần là không được phép, phần 13-3 của Đạo luật vẫn cho phép cho vay đối với những người vay phi tài chính trong những trường hợp bất thường và cấp thiết. (Điều khoản này đã được Dodd-Frank sửa đổi để cho vay theo điều 13-3 được phép cho các đối tượng rộng hơn và không nhắm mục tiêu cụ thể vào một tổ chức). Điều này làm tăng khả năng của một chương trình khác như Cho vay chứng quyền bảo đảm tài sản  có kỳ hạn (TALF) năm 2009. Chương trình này mở rộng tín dụng không truy đòi cho người mua chứng quyền đảm bảo bằng tài sản chính là các khoản vay tiêu dùng và doanh nghiệp nhỏ. Tất nhiên, khả năng tài chính của một số doanh nghiệp nhỏ là mối lo chính ngay bây giờ. Một cảnh báo, lặp lại ý kiến của Rosengren từ tuần trước, là Bộ Tài chính đã chịu rủi ro tín dụng lớp đầu tiên của TALF. Với lãi suất chính sách chạm đến giới hạn hợp lý (và có thể hợp pháp), Fed sẽ ngày càng nhường sân khấu cho các định chế công khác như Kho bạc, bao gồm cả những công việc như cho vay theo chỉ đạo.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc

Việc Donald Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính có thể mở ra cơ hội cho Trung Quốc đàm phán về thuế quan, nhờ lập trường ôn hòa của ông. Bessent đã đề xuất áp dụng thuế quan dần dần thay vì áp dụng ngay lập tức, điều này được xem là tin tốt cho Bắc Kinh trong bối cảnh nội các Trump có nhiều thành viên cứng rắn về Trung Quốc.
Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?

Vào tháng 7/2024, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (Wyoming) đã trình Quốc hội dự luật thiết lập "dự trữ Bitcoin chiến lược" - một kế hoạch táo bạo yêu cầu Bộ Tài chính và Fed tích lũy 1 triệu Bitcoin trong 5 năm và cam kết nắm giữ tối thiểu 20 năm.
Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?

George Saravelos - Trưởng nhóm chiến lược gia về ngoại hối của Deutsche Bank vừa có buổi gặp gỡ quan trọng với các nhà đầu tư quỹ phòng hộ vào tối thứ Năm. Ông George không chỉ nổi tiếng với biểu đồ thương mại dưới thời Trump, mà còn dự đoán chính xác đồng Euro sẽ mất giá so với đồng USD. Quan điểm chủ đạo của ông vẫn không thay đổi: "Chúng tôi tiếp tục duy trì lập trường bearish về cặp EUR/USD."
Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà  lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính

Quyết định bổ nhiệm Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính của Donald Trump phản ánh sự chuyển dịch quyền lực từ các ngân hàng lớn sang các nhà quản lý quỹ. Với kinh nghiệm sâu rộng trong đầu tư toàn cầu và tư duy chiến lược, Bessent hứa hẹn mang đến những cải cách táo bạo cho tài chính quốc gia.
Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xem xét lại các chính sách hiện hành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ