GBP/USD loay hoay quanh 1.2630 giữa câu chuyện của những sự kỳ vọng và các cuộc bầu cử

GBP/USD loay hoay quanh 1.2630 giữa câu chuyện của những sự kỳ vọng và các cuộc bầu cử

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

10:35 02/07/2024

GBP/USD loay hoay quanh 1.2630 khi kỳ vọng BoE hạ lãi suất vào tháng 8 vẫn đang kìm hãm đà tăng của đồng Bảng Anh trong khi đồng USD hồi phục lên gần 106.00. Hơn nữa, các nhà giao dịch có lẽ đang chọn đứng ngoài thị trường trước thềm cuộc bầu cử Anh diễn ra vào thứ Năm.

Tổng quan

Về cơ bản, lập trường dovish của BoE vào tháng 6 đã làm gia tăng kỳ vọng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 8, đồng thời gây áp lực lên đồng Bảng Anh (GBP). Ngược lại, đồng USD đang củng cố đà phục hồi đêm qua từ mức thấp nhiều ngày và tiếp tục kìm hãm GBP/USD. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng vào thứ Hai do lo ngại việc chính quyền Trump áp thuế quan cao hơn có thể đẩy lạm phát lên và theo sau đó là lãi suất.

Bên cạnh đó, tâm lý tiêu cực bao trùm thị trường tương lai Mỹ cũng hỗ trợ phần nào cho đồng USD. Tuy nhiên, sự kỳ vọng ngày càng tăng rằng Fed sẽ bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 đang kiềm chế đà đi lên của lợi suất TPCP Mỹ. Kỳ vọng này càng được củng cố bởi báo cáo PMI của ISM Mỹ hôm thứ Hai, cho thấy lĩnh vực sản xuất của Mỹ đã suy giảm trong ba tháng liên tiếp vào tháng 6. Điều này, cùng với các dấu hiệu lạm phát ở Mỹ đang hạ nhiệt, có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lập trường của Fed.

Các nhà giao dịch có thể đang chờ đợi thêm tín hiệu về lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed. Do đó, điểm nhấn trong tuần này sẽ là bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào tối nay và biên bản họp FOMC vào thứ Tư. Bên cạnh đó, dữ liệu NFP của Mỹ, dự kiến công bố vào thứ Sáu, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình xu hướng biến động của đồng USD trong ngắn hạn.

Phân tích kỹ thuật

GBP/USD hiện đang đi ngang trong phiên Á sáng thứ Ba và vẫn dao động trong biên độ quen thuộc của hai tuần qua, quanh 1.2610-1.2700, nơi hội tụ của đường SMA 50 và 100, cùng với ngưỡng Fibonacci 38.2% của nhịp tăng từ tháng 4 trên khung ngày.

Chỉ báo RSI cả trên khung ngày và 4 giờ đều đang hướng xuống, dao động dưới mức 50.00 nên nhiều khả năng cặp tiền sẽ giảm tiếp về đáy của biên độ giao dịch, thậm chí thủng qua đây. Dù vậy, với tâm lý thị trường e dè bao trùm trước thềm tổng tuyển cử Anh vào thứ Năm, khả năng giảm mạnh là không cao. Ngược lại, đỉnh của biên độ giao dịch cùng với các đường SMA 50 và 100 vẫn đang đè nặng lên cặp tiền.

GBP/USD khung ngày

GBP/USD khung 4 giờ

FXStreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng thế giới tăng vọt phiên thứ 4 - Căng thẳng Nga - Ukraine đẩy XAU/USD lên đỉnh mới!

Vàng (XAU/USD) duy trì đà tăng phiên thứ 4 liên tiếp và thiết lập mức cao nhất trong hơn một tuần. Bất ổn địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraine thúc đẩy dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ neo cao hỗ trợ chỉ số DXY duy trì đà tăng, có thể tạo áp lực lên tài sản không sinh lợi suất này.
Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Khí tự nhiên thăng hoa, dầu thô thận trọng trước bất ổn toàn cầu
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Khí tự nhiên thăng hoa, dầu thô thận trọng trước bất ổn toàn cầu

Dầu WTI (CL) đang trong giai đoạn tích lũy với xu hướng điều chỉnh giảm. Dầu Brent (BCO) biến động trong biên độ hẹp, phản ánh tâm lý thận trọng và thiếu định hướng của thị trường. Khí tự nhiên (NG) đã vượt thành công ngưỡng kháng cự dài hạn, xác nhận triển vọng tăng giá.
Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Thời điểm Brent chinh phục đỉnh 73.85 USD đã đến?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Phân tích kỹ thuật dầu thô, khí tự nhiên: Thời điểm Brent chinh phục đỉnh 73.85 USD đã đến?

Giá dầu Brent tiếp tục xu hướng dao động hẹp quanh vùng kháng cự trọng yếu 73.83 USD/thùng, phản ánh tác động đan xen giữa căng thẳng địa chính trị và những lo ngại về cán cân cung - cầu toàn cầu. Trong khi đó, dầu WTI duy trì vị thế ổn định trên ngưỡng tâm lý 69 USD/thùng, thể hiện sự cân bằng giữa áp lực từ số liệu tồn kho gia tăng và dấu hiệu hạ nhiệt của tình hình Trung Đông. Đáng chú ý, báo cáo tồn kho dầu thô Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng đột biến 4.8 triệu thùng, vượt xa dự báo của thị trường, củng cố thêm áp lực điều chỉnh giảm giá.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ