Số liệu GDP Mỹ củng cố lập trường diều hâu của Fed
Giá vàng đã giảm 1.2% cùng cổ phiếu trong phiên thứ Năm khi tâm lý thị trường xấu đi. Chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq 100 lần lượt giảm 1.05%, 1.45% và 2.18%. Chỉ số VIX đo lường biến động ngụ ý thông qua quyền chọn tăng 9.6%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng Chín. USD tăng nhẹ.
Thanh khoản kém đồng nghĩa với việc thị trường nhạy cảm hơn với sự kiện rủi ro. Điều này đã được phản ánh bằng số liệu GDP quý ba của Mỹ. Nền kinh tế Mỹ mở rộng 3.2%, vượt kỳ vọng 2.9%. Trong khi đó, tiêu dùng cá nhân, bộ phận quan trọng nhất của GDP, bất ngờ tăng tới 2.3% trong khi dự báo chỉ là 1.7%.
Dữ liệu phần nào nhấn mạnh cuộc chiến của Fed với lạm phát kỷ lục. Tăng trưởng tốt đồng nghĩa với việc Fed dễ hạ cánh mềm hơn,và có nhiều dư địa để hawkish hơn. Điều này cũng đã được phản ánh bằng lợi suất kỳ hạn ngắn đều tăng.
Phân tích kỹ thuật vàng
Vàng sau 3 phiên tuần này đã hình thành mô hình nến sao hôm, một mô hình nến giảm. Trong khi đó, giá vẫn đang kẹt trong mô hình nêm tăng. Hiện tại, vàng có vẻ chưa có đủ động lực để break và xác nhận mô hình, nhưng một pha break xuống dưới sẽ mở cửa cho phe bán hướng tới MA 50 ngày. Ngược lại, nếu có thể đóng cửa trên $1,824, phe mua sẽ nhắm tới đỉnh tháng 6 tại $1,879.
XAUUSD (khung D1)
Phiên Á - Âu hôm nay sẽ không có nhiều dữ liệu hoặc sự kiện đáng chú ý, do đó khẩu vị rủi ro và khẩu vị với USD sẽ chi phối hành động giá, cùng với tâm lý nhà đầu tư sau khi phố Wall có một phiên đáng quên trong đêm. Vàng và chứng khoán do đó có thể chịu thêm áp lực từ USD.
Phân tích kỹ thuật USD
Sau khi giảm tương đối sâu từ tháng 9, chỉ số DXY đang tích lũy trên hỗ trợ chính 103.93/104.39. Chỉ số vẫn nằm dưới đường MA 20 và 50 ngày dốc xuống. Tuy nhiên, MA 20 ngày cũng đang có dấu hiệu thoải dần trong lúc chỉ số đi ngang, và break qua đường này, và sau đó là MA 50 ngày, có thể mở ra cánh cửa đảo chiều tăng cho USD. Ngược lại, nếu mất hỗ trợ đã nói ở trên, USD có thể giảm về đáy tháng 5 tại 101.29.
Chỉ số DXY (khung D1)