Giá cổ phiếu "trở về mặt đất" khi bị COVID "vạch trần"!
Hữu Thăng
FX Strategist
Mức giá cao kỷ lục của cổ phiếu đang điều chỉnh trở lại để phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhất là khi COVID sẽ không biến mất trong một sớm một chiều!
Thị trường chứng khoán có vẻ mong manh khi các nhà đầu tư thức tỉnh muộn màng trước tác động lâu dài của COVID. Điều đó tạo ra khả năng giá cổ phiếu và tình hình thực tế trở lại "gần với nhau". Sau khi một “núi” tiền mặt được tung ra cho phép giá cổ phiếu tăng vọt trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, các tài sản rủi ro đang chao đảo mặc dù các công ty báo hiệu niềm tin vào tương lai.
Chỉ số S&P 500 có mức sụt giảm hàng tuần tồi tệ nhất trong gần ba tháng. Đó không phải là đợt điều chỉnh quá mạnh, nhưng các ngân hàng Phố Wall có vẻ như đã mất đi sự bình tĩnh, đưa ra làn sóng cảnh báo về mức định giá cao ngất ngưởng sau đà tăng không ngừng, cộng với triển vọng kinh tế yếu kém ngay khi Fed tiến tới thu hẹp. Trên thực tế, Fed có thể là biến số quan trọng, vì phản ứng bình thường của các chiến lược gia là kêu gọi Buy on dips trong bối cảnh đà tăng rất bền vững.
Trong khi đó, các công ty đang tích trữ tiền mặt với từ việc bán cổ phiếu và trái phiếu. Bạn có thể hiểu điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp cũng đang “bắt đỉnh” bằng cách bán ra khi còn có thể. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lập luận rằng đà giảm này không chỉ là sự định giá lại thị trường tài chính.
Các doanh nghiệp không chỉ chi lớn cho nhà máy và thiết bị, họ còn dồn tiền vào các vụ mua bán và sáp nhập. Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, số thương vụ trung bình trong 4 quý vừa qua trên toàn cầu đang ở mức kỷ lục cả về số lượng giao dịch và giá trị.
Ngay cả khi một số nhà phân tích cổ phiếu lo ngại về triển vọng kinh tế yếu hơn, các doanh nghiệp có thể đang chào đón sự chắc chắn về một tương lai mà ta có thể đối phó với COVID. Liệu “phe bò” cần một triển vọng đặc biệt mạnh mẽ để “bật” được lại mức giá cao kỷ lục của cổ phiếu?
Bây giờ rõ ràng là những làn sóng COVID sẽ tiếp tục đến, và vaccine không có khả năng nhanh chóng loại bỏ căn bệnh này. Do đó, các chính phủ đang dần từ bỏ việc phong tỏa với tư cách là công cụ chính để chống lại dịch bệnh, có nghĩa là các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tìm ra cách sống chung với COVID.
Với việc lãi suất vẫn ở mức thấp kỷ lục, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục giải quyết các vấn đề ngay cả khi tăng trưởng toàn cầu có khả năng ổn định ở phạm vi trước đại dịch. Tốc độ tăng trưởng chậm và ổn định sẽ tốt hơn rất nhiều so với chặng đường “điên rồ” trong 18 tháng qua.
Không phải thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ giảm vì nền kinh tế được dự báo sẽ bùng nổ, như ta thấy qua những lần GDP giảm nhưng chứng khoán vẫn tăng. Do đó việc kỳ vọng sự tương quan 1:1 giữa nền kinh tế và giá cổ phiếu sẽ rất nguy hiểm. Năm vừa qua chúng ta đã thấy chứng khoán có thể bùng nổ cho dù GDP tăng hay giảm. Tương tự, chúng có thể suy yếu ngay cả khi nền kinh tế đang giữ vững. Và hãy đặc biệt cảnh giác khi ai đó nói với bạn rằng chứng khoán đang suy yếu vì sự bùng phát của biến thể Delta.
Cách tiếp cận linh hoạt hơn với những gì đang diễn ra là các nền kinh tế có vẻ hoạt động đủ tốt để cho phép các ngân hàng trung ương thực hiện các động thái mà các nhà hoạch định chính sách mong muốn.
Garfield Reynolds, Bloomberg