Giá tiền và tầm ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế
Hoàng Thế Vinh
Junior Analyst
Điều gì quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu? Giá dầu? Giá của chất bán dẫn? Giá của một chiếc Big Mac? Có lẽ, quan trọng hơn cả là giá tiền. Trong hơn ba thập kỷ nó đã giảm và bây giờ đã sắp sửa tăng lên. Trong bộ phim tài liệu ‘’Rising Cost of Money’’, Bloomberg Originals giải thích lý do tại sao điều này lại xảy ra—và nó có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế.
Hầu hết mọi người sẽ xem giá tiền được ấn định thông qua lãi suất do các ngân hàng trung ương như Fed. Trên thực tế, có một logic sâu xa hơn. Về cơ bản, giá tiền phản ánh sự cân bằng cung cầu. Một nguồn cung tiết kiệm cao sẽ đẩy lãi suất xuống. Nhu cầu đầu tư nhiều hơn sẽ đẩy lãi suất lên.
Đối với các chuyên gia kinh tế, giá tiền giúp cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư trong khi vẫn giữ lạm phát ổn định. Trong hơn ba thập kỷ, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm. Theo ước tính của Bloomberg Economics và điều chỉnh theo lạm phát, lợi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm từ hơn 5% một chút vào năm 1980 xuống còn dưới 2% một chút trong thập kỷ qua.
Trong ‘’The Rising Cost of Money’’, chúng tôi đã giải thích điều gì đã khiến lãi suất giảm, hay đảo ngược sự suy giảm của nó và chúng có ý nghĩa gì, từ giá nhà đến thị trường chứng khoán và tính bền vững của trái phiếu chính phủ Mỹ.
Bloomberg