Giá vàng chưa vượt được ải 2,400 USD: Thiếu động lực tăng do tâm lý ưa thích rủi ro
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Sự kết hợp của các yếu tố hỗ trợ đã đẩy giá vàng tăng cao trong ngày thứ hai liên tiếp. Đồng USD vẫn ở mức thấp do kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Rủi ro địa chính trị tiếp tục có lợi cho XAU/USD - tài sản trú ẩn an toàn, mặc dù các nhà đầu tư lạc quan có vẻ còn thận trọng.
XAU/USD tăng nhẹ trong phiênÁ vào thứ Hai, tuy nhiên gặp khó khăn trong việc duy trì đà tăng vượt mốc 2,400 USD. Tâm lý ưa thích rủi ro thể hiện qua không khí lạc quan trên các thị trường chứng khoán toàn cầu được xem là yếu tố chính cản trở đà tăng kim loại quý này. Tuy nhiên, khả năng giảm đáng kể dường như khó xảy ra do kỳ vọng ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 9.
Dữ liệu Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ công bố hôm thứ Sáu cho thấy lạm phát tăng nhẹ trong tháng 6 và đẩy mạnh kỳ vọng vào việc Fed sẽ sớm bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất. Điều này dẫn đến sự sụt giảm hơn nữa của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ, gây áp lực đối với đồng USD và có thể hỗ trợ cho giá vàng - tài sản phi lợi suất. Ngoài ra, rủi ro địa chính trị từ các cuộc xung đột ở Trung Đông cũng có thể có lợi cho XAU/USD - tài sản trú ẩn an toàn.
Sự chú ý sẽ tập trung vào kết quả cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào thứ Tư. Ngoài ra, các dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng của Mỹ được lên lịch vào đầu tháng mới, bao gồm báo cáo Việc làm phi nông nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến USD và tạo động lực đáng kể cho hàng hóa này.
Tổng quan thị trường
- Vào thứ Sáu, Chỉ số Giá Tiêu dùng Cá nhân (PCE) của Mỹ tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 6, giảm nhẹ từ mức 2.6% vào tháng 5, đáp ứng kỳ vọng thị trường. Chỉ số PCE tăng 0.1% so với tháng trước sau khi không thay đổi trong tháng 5.
- Tình hình lạm phát cải thiện đã kéo lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần vào thứ Hai, tiếp tục làm suy yếu đồng USD và có lợi cho XAU/USD.
- Cuộc tấn công ở Cao nguyên Golan vào thứ Bảy đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến toàn diện giữa lực lượng Israel và Hezbollah ở Lebanon, điều này tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý trú ẩn an toàn.
- Đà tăng mạnh trên các thị trường chứng khoán toàn cầu có thể kiềm xu hướng tăng của hàng hóa này trước cuộc họp chính sách tiền tệ quan trọng kéo dài hai ngày của FOMC, bắt đầu vào thứ Ba.
- Các nhà đầu tư trong tuần này sẽ tiếp tục theo dõi quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào thứ Tư, sau đó là cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh vào thứ Năm và các dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng của Mỹ.
Phân tích kỹ thuật
Biểu đồ XAU/USD khung thời gian ngày
Phe mua đang gặp khó khăn trong việc tận dụng đà tăng của phiên Á lên mức trên 2,400 USD, nhà đầu tư thận trọng, chờ đợi cơ hội mua vào mạnh mẽ trước khi xác nhận giá vàng đã chạm đáy. Trong khi đó, đà tăng trên điểm pivot 2,400 USD có thể phải đối mặt với một số kháng cự quanh 2,412 USD. Giá vàng sau đó có thể leo lên mức kháng cự trung bình 2,469-2,470 USD và thách thức đỉnh kỷ lục, quanh 2,483-2,484 USD.
Mặt khác, sự sụt giảm xuống dưới 2,380 USD có thể tiếp tục thu hút người mua gần SMA 50 ngày, quanh 2,360-2,359 USD. Break-down SMA 50 ngày sẽ đẩy giá vàng về mức hỗ trợ 2,350 USD. Giá vàng sau đó có thể tiếp tục sụt giảm xuống SMA 100 ngày, quanh vùng 2,325-2,324 USD. Đà giảm mở rộng hơn nữa, XAU/USD sẽ có khả năng kiểm tra các mức dưới 2,300 USD hoặc đáy tháng 6 năm 2024.
FXStreet