XAU/USD đã phục hồi đáng kể từ mức thấp của tháng trước, tăng gần 7% lên mức $1.800/ounce trong vòng 3 tuần. Trong thời gian này, lợi suất TPCP Mỹ dài hạn đã giảm mạnh, với kỳ hạn 10 năm giảm khoảng 27 bps xuống 2.82%.
Kỳ vọng lạm phát giảm, cùng với hoạt động kinh tế Mỹ suy yếu đã đè nặng lên lợi suất TPCP, kéo theo USD đi xuống., thúc đẩy giá vàng.
Bối cảnh vĩ mô đang ngày càng trở nên lạc quan đối với XAU/USD. Áp lực giá hạ nhiệt trong nền kinh tế (được thể hiện qua dữ liệu CPI tháng 7 công bố sáng thứ 4) đôi khi có thể gây bất lợi cho vàng, nhưng lần này thì không vì nó có tác động trực tiếp đến triển vọng chính sách tiền tệ của Fed.
Bối cảnh lạm phát được cải thiện đang khiến các nhà đầu tư đánh giá lại chu kỳ bình thường hóa của NHTW. Các nhà giao dịch hiện dự đoán mức tăng lãi suất 50 bp thay cho 75 bp vào cuộc họp tháng 9 tới.
Hiện tại, tăng lãi suất vẫn là trọng tâm được chú ý, nhưng câu chuyện cắt giảm cũng có thể xảy ra vào cuối năm nay hoặc vào năm 2023 trong bối cảnh hoạt động kinh tế giảm tốc nhanh chóng và lo ngại về một cuộc hạ cánh khó khăn.
PTKT GIÁ VÀNG
Sau một đợt tăng giá mạnh mẽ, vàng đã bị chững lại gần ngưỡng kháng cự và là đường xu hướng quanh mức $1,805/1,810.
Nếu XAU/USD bứt phá qua $1,805/1,810 một cách dứt khoát, người mua có thể giành lại quyền kiểm soát thị trường, tạo tiền đề cho việc tiến tới $1,830 (mức thoái lui Fibonacci 38.2%). Nếu đà tăng giá tiếp tục diễn ra, trọng tâm có thể chuyển sang đường SMA 200 ngày, tiếp theo là $1,876.
Mặt khác, nếu giá vàng có dấu hiệu giảm, thì mức hỗ trợ gần nhất sẽ là $1,755, sau đó là $1,725.
BIỂU ĐỒ KỸ THUẬT GIÁ VÀNG