Giá vàng tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng địa chính trị leo thang

Bùi Hải Đăng

Bùi Hải Đăng

Junior Analyst

21:12 09/04/2024

Giá vàng hiện giao dịch ở vùng đỉnh cao nhất mọi thời đại trong gần một tháng nhờ sự suy yếu của đồng USD và bất ổn địa chính trị.

Trong bối cảnh căng thẳng liên tục leo thang giữa Israel và Hamas tại khu vực Trung Đông, giá vàng đã tiếp tục tăng cao. Kim loại quý hiện đã duy trì đà tăng của mình trong 3 phiên giao dịch thứ ba liên tiếp, khi nhu cầu đối với các tài sản trú ẩn liên tục gia tăng giữa tình hình bất ổn hiện tại.

Trong tuần này, đà tăng của vàng sẽ được thử thách bởi dữ liệu CPI tháng 3 của Mỹ, công bố vào thứ Tư. Hiện tại, thị trường đang kỳ vọng CPI lõi của Mỹ sẽ tăng 0.3% mom.

Việc chi phí bảo hiểm và giá thuê nhà tăng cao được dự đoán sẽ khiến lạm phát tiếp tục duy trì ở mức cao. Điều này có thể sẽ khiến các nhà giao dịch trì hoãn kỳ vọng về việc Fed bắt đầu giảm lãi suất từ tháng 6 sang một thời điểm nào đó trong quý 3.

Trong khi đó, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống 4.40% sau khi Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee nói rằng NHTW cần phải xem xét lãi suất sẽ duy trì cao trong bao lâu vào thứ Hai. Goolsbee cảnh báo rằng Tỷ lệ Thất nghiệp có thể sẽ tăng cao nếu lãi suất duy trì ở mức cao quá lâu.

Phân tích kỹ thuật XAU/USD

XAU/USD hiện đã tăng lên $2,360 và duy trì ở vùng đỉnh cao nhất mọi thời đại trong gần một tháng. Bất chấp việc các chỉ báo động lượng đều chạm ngưỡng quá mua, đà tăng của vàng vẫn liên tục được kéo dài. Hỗ trợ hiện tại của vàng nằm ở vùng đỉnh ngày 21/3 tại $2,223.

Biểu đồ XAU/USD khung ngày

FxStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc đảo chiều ngoạn mục của GBP/JPY: Bảng Anh bứt phá, Yên Nhật 'hụt hơi'
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Cuộc đảo chiều ngoạn mục của GBP/JPY: Bảng Anh bứt phá, Yên Nhật 'hụt hơi'

GBP/JPY chuyển biến tích cực ngày thứ năm liên tiếp và leo lên mức cao nhất trong gần ba tuần. Những nhận xét thận trọng của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Ueda gây áp lực lên đồng Yên và hỗ trợ cặp tiền tệ chéo này. Sự hình thành "Death cross" trên biểu đồ ngày cảnh báo các phe mua nên thận trọng.
Yên Nhật được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ bình luận sau cuộc họp từ Thống đốc BoJ Ueda
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Yên Nhật được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ bình luận sau cuộc họp từ Thống đốc BoJ Ueda

Đồng Yên Nhật giữ vững vị thế khi BoJ duy trì lãi suất ở mức 0.15% tại cuộc họp hôm thứ Sáu. Chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản tăng lên 3.0% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 8, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2023. Đồng USD đối mặt với thách thức do khả năng Fed cắt giảm lãi suất thêm trong năm 2024 tăng lên.
Triển vọng bứt phá của Bitcoin: Mục tiêu 70,000 USD trong tầm tay nhờ Fed và làn sóng ETF
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Triển vọng bứt phá của Bitcoin: Mục tiêu 70,000 USD trong tầm tay nhờ Fed và làn sóng ETF

Bitcoin ghi nhận mức tăng 1.84%, đóng cửa ở 62,913 USD, được hỗ trợ bởi triển vọng hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ và số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp khả quan. Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay ghi nhận dòng vốn vào tích cực vào ngày 19/9, báo hiệu nhu cầu gia tăng. BTC có tiềm năng chinh phục mốc 65,000 USD trong ngắn hạn. BlackRock đánh giá Bitcoin là một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư độc đáo, nhấn mạnh mối tương quan ngược so với các tài sản rủi ro truyền thống.
Nhận định AUD/USD: Đà tăng rộng mở trước thềm quyết định của PBoC
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định AUD/USD: Đà tăng rộng mở trước thềm quyết định của PBoC

Quyết định lãi suất cho vay cơ bản (LPR) của Trung Quốc có thể tác động đến diễn biến tỷ giá AUD/USD. Giới phân tích dự báo PBoC sẽ duy trì LPR ổn định, tuy nhiên bất kỳ động thái bất ngờ nào cũng có thể thúc đẩy hoạt động vay mượn và tiêu dùng, từ đó có lợi cho nền kinh tế Úc. Phát ngôn của Fed về lộ trình cắt giảm lãi suất và xu hướng thị trường lao động Mỹ có thể tiếp tục tạo động lực cho cặp AUD/USD, định hình xu hướng thị trường ngắn hạn.
Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nhận định USD/JPY: BoJ và báo cáo việc làm Mỹ - Hai biến số then chốt định hình xu hướng

Dòng vốn ngoại có thể tạo áp lực giảm đối với tỷ giá USD/JPY, từ đó ảnh hưởng tới lạm phát, nhu cầu hàng hóa Nhật Bản và chính sách tiền tệ của BoJ. Sự tăng giá của đồng Yên có thể dẫn đến giảm giá hàng nhập khẩu, buộc các doanh nghiệp nội địa phải cắt giảm giá bán và tiềm ẩn nguy cơ giảm phát. Đồng thời, số liệu việc làm Mỹ suy yếu có thể kích thích đồn đoán về khả năng Fed cắt giảm lãi suất mạnh vào tháng 11.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ