Giai đoạn II của cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ đã xuất hiện?

Giai đoạn II của cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ đã xuất hiện?

Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

10:39 11/06/2024

Chắc hẳn chưa ai có thể quên cuộc khủng hoảng ngân hàng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023, bắt đầu với sự sụp đổ của Ngân hàng Silvergate vào ngày 8 tháng 3 và sau đó là sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) vào ngày 9 tháng 3. SVB có hơn 120 tỷ USD tiền gửi không được bảo hiểm

Các khoản tiền gửi ngân hàng trên 250,000 USD không được bảo hiểm FDIC chi trả và những người chủ sở hữu các khoản tiền này có nguy cơ mất trắng. Điều này có thể sẽ dẫn đến sự sụp đổ của hàng trăm doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon đã gửi vốn lưu động vào SVB.

Ngoài ra còn có các doanh nghiệp lớn hơn nhiều như Cisco và ít nhất một sàn giao dịch tiền điện tử lớn có hàng tỷ USD tiền gửi ở SVB. Những doanh nghiệp đó sẽ phải kê khai giảm đáng kể lượng tiền trong báo cáo tài chính dựa trên quy mô tiền gửi không được bảo hiểm.

Vào ngày 9 tháng 3, FDIC cho biết số tiền gửi vượt hạn mức sẽ không được bảo hiểm và thay vào đó, người gửi tiền sẽ nhận được một loại giấy chứng nhận có giá trị không chắc chắn và tính thanh khoản bằng 0.

Đến ngày 11 tháng 3, FDIC đã quay xe và cho biết tất cả tiền gửi sẽ được bảo hiểm. Fed đã can thiệp và cho biết sẽ mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ từ các ngân hàng thành viên ngay cả khi trái phiếu chỉ có giá trị bằng 80% giá mua vào.

Sau đó, Signature Bank - một ngân hàng có trụ sở tại New York có liên kết với tiền điện tử cũng bị đóng cửa. Thiệt hại cụ thể không được tính toán. Vào ngày 19 tháng 3, SNB buộc phải sáp nhập UBS và Credit Suisse - một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới khi Credit Suisse đang trên bờ vực vỡ nợ.

Vào ngày 1 tháng 5, Ngân hàng First Republic với tài sản hơn 225 tỷ USD đã bị chính phủ ra lệnh đóng cửa và bán cho JPMorgan.

Các gói cứu trợ

Đâu là nguồn gốc của tất cả các gói cứu trợ và các gói cứu trợ có thể làm được đến đâu nếu cuộc khủng hoảng tiếp tục diễn ra dường như là câu hỏi mà ít người quan tâm. Vấn đề là: Một khi đã bảo hiểm mọi khoản tiền gửi và đồng ý mua lại mọi loại trái phiếu, thì liệu các quan chức Mỹ có thể làm gì nếu lại xuất hiện một cuộc khủng hoảng tiếp theo ngoại trừ việc quốc hữu hóa các ngân hàng?

Sau năm ngân hàng phá sản trong hai tháng và gói cứu trợ trị giá hàng nghìn USD của chính phủ, cuộc khủng hoảng dường như đã kết thúc. Nhưng đó là sự yên bình giả tạo. Vào thời điểm đó, đã có những ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng vẫn chưa kết thúc mà mới chỉ đang tạm dừng.

Các nhà đầu tư tin rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng đã kết thúc. Đó là một sai lầm lớn.

Lịch sử cho thấy các cuộc khủng hoảng tài chính lớn diễn ra theo từng giai đoạn và có khoảng tạm lắng giữa giai đoạn ban đầu và giai đoạn đỉnh điểm.

Quá khứ cho thấy điều gì?

Vào năm 1994, sự khó khăn trên thị trường trái phiếu mùa xuân có vẻ như được kiềm chế nhưng bất ngờ bùng nổ trở lại vào mùa hè rồi dẫn đến cuộc khủng hoảng rượu Tequila ở Mexico vào tháng 12.

Điều tương tự xảy ra vào năm 1997–98. Ngọn lửa ở thị trường tài chính châu Á tưởng như đã tắt vào mùa đông năm 1998 lại bùng lên và dẫn đến cuộc khủng hoảng Nga-LTCM vào tháng 8 và tháng 9 năm sau.

Một ví dụ khác là cơn khủng hoảng tưởng như đã được kiềm chế vào tháng 8 năm 2007, nhưng sau đó lại kéo theo sự phá sản của Bear Stearns, Fannie Mae, Freddie Mac và Lehman Bros từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2008.

Thời gian trung bình của các cuộc khủng hoảng tài chính là khoảng 20 tháng. Cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu tiên bắt đầu cách đây 15 tháng. Còn 5 tháng nữa hoặc thậm chí là lâu hơn để giai đoạn kinh hoàng tiếp theo xuất hiện.

Cuộc khủng hoảng ngân hàng cũng có thể chuyển sang giai đoạn II nhanh hơn thời gian kể trên. Đó là nhờ công nghệ khiến ngân hàng hoạt động với tốc độ ánh sáng. Với một chiếc iPhone, bạn có thể thực hiện một giao dịch chuyển khoản trị giá 1 tỷ USD từ một ngân hàng đang phá sản trong khi đang xếp hàng chờ ở McDonald's. Không cần phải xếp hàng dưới mưa để chờ đến lượt.

Nói cách khác, giai đoạn II của cuộc khủng hoảng có thể bùng phát với mức độ thậm chí còn lớn hơn so với giai đoạn I, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi.

USD có thể sẽ phải chịu áp lực

Phản hồi của cơ quan quản lý cũng sẽ nhanh hơn vì đã có kinh nghiệm xử lí giai đoạn I. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu các cơ quan quản lý có hết đạn hay không vì dường như mọi thứ đã được thực hiện trong giai đoạn I.

Đây có thể là cuộc khủng hoảng mà sự hoảng loạn chuyển từ ngành ngân hàng sang chính đồng bạc xanh. Nếu những người tiết kiệm mất niềm tin vào Fed thì không chỉ các ngân hàng sẽ sụp đổ mà cả USD cũng gặp rắc rối lớn. Lúc đó, thứ duy nhất có thể dựa vào là vàng thỏi.

Điều quan trọng là phải phân biệt giữa sự sụp đổ của từng ngân hàng và cuộc khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Khi các ngân hàng tư nhân phá sản, người gửi tiền và chủ nợ thường được bảo vệ nhưng các cổ đông có thể bị xóa sổ.

Trong một cuộc khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống, sự lây lan nhanh chóng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác và toàn bộ hệ thống phải được giải cứu bằng sự kết hợp giữa bảo đảm tiền gửi toàn diện và thắt chặt định lượng không giới hạn.

Trong trường hợp xấu nhất, chính quyền sẽ buộc phải đóng cửa các ngân hàng (điều mà FDR đã làm vào năm 1933) hoặc quốc hữu hóa chúng, điều mà một số quốc gia đã từng làm.

Giai đoạn II liệu có đang diễn ra?

Một ngân hàng phá sản hoặc một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên nhân thực sự có thể là các vấn đề cơ bản đã có sẵn từ lâu.

Chà, có vẻ như thời kỳ yên tĩnh đã qua và chúng ta đang bước vào Giai đoạn II của cuộc khủng hoảng.

Theo dữ liệu mới nhất từ ​​FDIC, nhiều ngân hàng có thể gặp nguy cơ phá sản khi ghi nhận khoản nợ lên tới 517 tỷ USD trong quý 1 năm 2024, tăng từ mức 478 tỷ USD trong quý 4 2023. 40 ngân hàng có tài sản trên 1 tỷ USD đã đã báo cáo khoản nợ cao hơn 50% vốn chủ sở hữu của họ. Hơn 200 ngân hàng nhỏ hơn với tài sản ít hơn đã đưa ra báo cáo tương tự.

Điểm mấu chốt là Giai đoạn II của cuộc khủng hoảng đã đến và sẽ gây ra ảnh hưởng tàn khốc đối với các tổ chức tài chính và thị trường chứng khoán nói chung.

Chúng ta có thể không ngăn chặn được cuộc khủng hoảng, nhưng có thể có các chuẩn bị phù hợp để bảo toàn tài sản của mình. Bước một là mua vàng. Điều đó sẽ giúp bạn vượt qua cơn bão.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ

Chính quyền Trump đang thể hiện lập trường cứng rắn, khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng các nhóm vận động hành lang năng lượng xanh và các tổ chức toàn cầu lợi dụng nguồn lực tài chính và ảnh hưởng để làm suy yếu vị thế dẫn đầu về năng lượng cũng như triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ.
MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc

MicroStrategy (MSTR) - gã khổng lồ công nghệ vừa đạt cột mốc ấn tượng khi hoàn tất việc phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 3 tỷ USD. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi cao cấp 0% lãi suất, sẽ đáo hạn vào tháng 12/2029. Điều đáng chú ý là công ty có kế hoạch sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ số tiền này để phục vụ chiến lược mua Bitcoin của mình.
Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0

Giữa thời khắc lịch sử khi nước Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao ghế Tổng thống, bức tranh địa chính trị toàn cầu vẫn không ngừng xoay chuyển, bất chấp sự chờ đợi đến ngày 20/1 - thời điểm đánh dấu sự thay đổi quyền lực chính thức tại Nhà Trắng.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố nghiêm trọng về tình hình chiến sự Ukraine. Theo người đứng đầu điện Kremlin, cuộc xung đột đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc đối đầu toàn cầu, sau khi Hoa Kỳ và Anh Quốc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ nhằm vào lãnh thổ Nga. Ông cũng không quên gửi lời cảnh báo tới phương Tây về khả năng đáp trả của Moscow.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ