Goldman Sachs: Biến chủng Delta đe dọa kinh tế Đông Nam Á

Goldman Sachs: Biến chủng Delta đe dọa kinh tế Đông Nam Á

16:52 16/07/2021

Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 với nhiều nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á trong bối cảnh khu vực này phải đối mặt với làn sóng ca nhiễm Covid-19.

Đà lây lan của biến chủng Delta đẩy số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày lên kỷ lục tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan những tuần gần đây. Diễn biến này khiến Indonesia, Thái Lan thắt chặt hạn chế xã hội, Malaysia gia hạn thời gian phong tỏa, các kinh tế gia tại Goldman Sachs nhận định.

Tại Philippines, Covid-19 lây lan dẫn khiến việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội “khó thực hiện” hơn năm nay.

Dự báo tăng trưởng của Goldman Sachs đối với một số quốc gia Đông Nam Á.

Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng hơn 100 điểm cơ bản với Indonesia, Malaysia và Philippines. Singapore và Thái Lan ghi nhận mức hạ thấp hơn.

Tốc độ tiêm chủng chậm lại

Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tại Đông Nam Á gia tăng trong bối cảnh tiến độ tiêm chủng ở khu vực – ngoại trừ Singapore – còn tụt lại sau nhiều quốc gia như Anh và Mỹ.

Singapore nằm trong nhóm có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất toàn cầu với 41% dân số đã được tiêm đủ số mũi cần thiết, theo số liệu gần nhất từ Our World in Data. Tỷ lệ này ở những nước khác thấp hơn đáng kể, như Malaysia là 12,4%, Indonesia là 5,7% còn Thái Lan và Philippines đều chưa đạt 5%.

Diễn biến số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày tại một số quốc gia Đông Nam Á.

Singapore thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng 5 và bắt đầu nới lỏng trong tháng 6. Các kinh tế gia tại Goldman Sachs dự báo Malaysia sẽ là quốc gia làm vậy trong quý IV. Những nền kinh tế Đông Nam Á khác phải chờ sang nửa đầu năm 2022.

Theo Goldman Sachs, tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh hơn sẽ giúp những nền kinh tế với thương mại chiếm tỷ trọng lớn như Singapore và Malaysia hưởng lợi nhiều nhất. Malaysia, quốc gia xuất khẩu ròng hàng hóa, còn hưởng lợi từ xu hướng giá hàng hóa tăng.

Trong khi đó, “nhạy cảm nhiều với những lĩnh vực như du lịch, ít nhạy cảm với thương mại toàn cầu và có chính sách hỗ trợ hạn chế sẽ đẩy tăng trưởng thấp dần tại Indonesia và Thái Lan, khiến Philippines khó tăng trưởng hơn chúng tôi dự báo trước đây”.

Link gốc tại đây.

NDH tổng hợp theo CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường châu Âu khởi sắc, được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế Pháp và Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường châu Âu khởi sắc, được hỗ trợ bởi dữ liệu kinh tế Pháp và Mỹ

Chính phủ Pháp dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Barnier đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ hơn bao giờ hết sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả cam kết thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Trong bối cảnh này, một loạt số liệu kinh tế sẽ được công bố, cùng với các phát biểu từ Fed, dự kiến sẽ ảnh hưởng lớn đến triển vọng lãi suất trong tương lai.
Tăng lãi suất ba lần trong một năm - Điều mà BoJ chưa từng làm kể từ ba thập kỷ trước?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Tăng lãi suất ba lần trong một năm - Điều mà BoJ chưa từng làm kể từ ba thập kỷ trước?

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda có đủ dữ liệu để củng cố lập luận về việc tăng lãi suất chính sách vào tháng 12, một kết quả đánh dấu lần đầu tiên chính sách được thắt chặt ba lần trong một năm kể từ đỉnh điểm bong bóng tài sản Nhật Bản năm 1989.
Giá vàng đi ngang trong bối cảnh thị trường chờ đợi báo cáo việc làm quan trọng của Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Giá vàng đi ngang trong bối cảnh thị trường chờ đợi báo cáo việc làm quan trọng của Mỹ

Thị trường vừa đón nhận tín hiệu tích cực khi Thống đốc Fed Christopher Waller bày tỏ quan điểm ủng hộ việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 12. Trong khi đó, tình hình căng thẳng giữa Israel và Hezbollah đang gia tăng với việc hai bên liên tục có những cuộc tấn công, làm dấy lên lo ngại về việc vi phạm lệnh ngừng bắn. Những diễn biến này đều có thể ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư và giá vàng trong thời gian tới.
Kho dự trữ chiến lược Bitcoin - con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Kho dự trữ chiến lược Bitcoin - con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới?

Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã đưa ra nhiều cam kết liên quan đến tiền điện tử, bao gồm việc thiết lập một “kho dự trữ chiến lược Bitcoin”. Ý tưởng này đã thu hút sự chú ý không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, một lộ trình rõ ràng cùng thời gian cụ thể để triển khai kho dự trữ chiến lược Bitcoin vẫn chưa được các nhà lập pháp thống nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ