Hai chính phủ – hai thái độ trước bitcoin

Hai chính phủ – hai thái độ trước bitcoin

16:40 13/12/2021

Thời gian tới chính phủ các nước buộc phải có thái độ rõ ràng đối với các đồng tiền mã hóa như bitcoin, vì không thể nói tới nền kinh tế số mà không bàn cho rốt ráo để tìm chính sách hợp lý nhất cho các loại tiền kỹ thuật số này. Ấn Độ và El Salvador là hai thái cực của một thái độ như thế.

Ấn Độ sẽ cấm bitcoin

Ấn Độ đang hoàn tất một dự thảo luật về đồng tiền mã hóa, sẽ đưa ra quốc hội nước này tại kỳ họp mùa đông vừa bắt đầu vào tuần trước. Theo Bloomberg, ngân hàng trung ương nước này muốn cấm hẳn mọi đồng tiền mã hóa do tư nhân phát hành để chuẩn bị cho đồng tiền kỹ thuật số chính thức của Ấn Độ.

Nước này từng cấm hẳn mọi giao dịch tiền mã hóa vào năm 2018, nhưng Tòa án Tối cao Ấn Độ đã tháo gỡ lệnh cấm này vào tháng 3-2020. Bất kể tình trạng vùng xám không cấm cũng không cho như thế, Ấn Độ là một trong những nước có thị trường giao dịch tiền mã hóa phát triển nhanh nhất thế giới. Hãng phân tích Chainalysis từng cho biết thị trường tiền mã hóa Ấn Độ tăng đến 641% trong quãng thời gian từ tháng 6-2020 đến tháng 6-2021.

Đề xuất cấm tiền mã hóa của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ dựa trên lập luận đồng rupee của nước này chỉ mới chuyển đổi tự do một phần, giới quản lý tài chính nhờ thế mà biết rõ và có thể kiểm soát bất kỳ ai muốn thao túng thị trường tiền tệ nước này. Ngược lại, tiền mã hóa như bitcoin được thiết kế để lưu thông tự do, không biên giới, không gắn với tên tuổi nào nên có khả năng tạo ra sự bất ổn tài chính, kéo theo sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Các vấn đề khác như rửa tiền cho tội phạm và tài trợ cho khủng bố cũng được nêu lên.

Phần tóm tắt dự thảo luật đăng trên trang web của Quốc hội Ấn Độ nói luật “có mục đích cấm mọi loại tiền mã hóa tư nhân ở Ấn Độ, nhưng vẫn cho phép một số trường hợp ngoại lệ để thúc đẩy công nghệ nền của tiền mã hóa và ứng dụng của công nghệ này”.

Như thế có thể Chính phủ Ấn Độ sẽ chính thức cấm sử dụng tiền mã hóa như một đồng tiền pháp định, nhưng có thể sẽ xem chúng như một loại tài sản tài chính rồi đặt ra những giới hạn trước khi cho phép chúng tồn tại trên thị trường. Kỳ họp mùa Đông của Quốc hội Ấn Độ sẽ kết thúc vào ngày 23-12, nên dự thảo luật phải được hoàn tất sớm mới có thể trình quốc hội thông qua.

Theo tờ Times of India, hiện có đến 4.000 loại tiền kỹ thuật số đang được giao dịch tại Ấn Độ với hơn 100 triệu dân tham gia mua bán, chủ yếu là giới trẻ từ 21-35 tuổi. Các nhà kinh tế nước này lo ngại cơn sốt mua bán tiền mã hóa sẽ dẫn tới tình trạng phá sản của nhiều người, là môi trường cho các vụ lừa đảo sinh sôi.

Tình trạng sử dụng tiền mặt ở Ấn Độ có một số đặc điểm khác các nước khác: năm 2010 đến 100% các giao dịch là bằng tiền mặt, nhưng năm 2016 chính phủ nước này rút khỏi lưu thông các đồng tiền có mệnh giá lớn trong nỗ lực chống tham nhũng, hối lộ và làm bạc giả. Sau đó Ấn Độ mới bắt đầu có các hình thức thanh toán trực tuyến, nhưng đến năm 2020 thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt vẫn còn cao, đến 89%.

Theo tờ Times of India, hiện có đến 4.000 loại tiền kỹ thuật số đang được giao dịch tại Ấn Độ với hơn 100 triệu dân tham gia mua bán, chủ yếu là giới trẻ từ 21-35 tuổi. Các nhà kinh tế nước này lo ngại cơn sốt mua bán tiền mã hóa sẽ dẫn tới tình trạng phá sản của nhiều người, là môi trường cho các vụ lừa đảo sinh sôi. Phần lớn tán thành một đạo luật kiểm soát các đồng tiền mã hóa để bảo vệ quyền lợi của người dân đồng thời không để ảnh hưởng đến thị trường tài chính chính thức.

El Salvador muốn tạo một “thiên đường” cho bitcoin

Ngược lại với Ấn Độ, El Salvador trở thành nước đầu tiên trên thế giới chấp nhận bitcoin như một đồng tiền pháp định từ hồi tháng 9-2021; người dân có thể nộp thuế bằng bitcoin, cũng như chi trả các dịch vụ công bằng đồng tiền này.

Không những thế, vị tổng thống mới 40 tuổi của nước này, Nayib Bukele, còn đưa ra nhiều kế hoạch táo bạo như làm một ví điện tử gọi là Chivo để người dân El Salvador có thể mua bán bằng bitcoin dễ dàng. Bất kỳ ai tạo ví Chivo đều được thưởng lượng bitcoin tương đương 30 đô la Mỹ có sẵn trong ví nên đã thu hút ngay 2 triệu người dùng trong tổng số 6,5 triệu dân El Salvador.

Hiện nay tài xế Uber, dân văn phòng, chủ tiệm, nhân viên phục vụ… ai nấy đều mở điện thoại ra, mua bán bitcoin suốt ngày trên ứng dụng chính thức của chính phủ nước này phát hành. Mục đích chính của ví Chivo là để người dùng thanh toán bằng bitcoin nhưng do có thể kết nối để thêm tiền vào, rút tiền ra một cách dễ dàng nên người dân dùng nó để “chơi” bitcoin là chính. Dân chơi tiên đoán sự lên xuống của đồng bitcoin, mua thêm khi giá xuống và bán khi giá lên để kiếm lãi.

Tại thủ đô San Salvador, các chuỗi cửa hàng lớn như Starbucks, McDonald’s và các siêu thị đều đã chấp nhận thanh toán bằng bitcoin. Chủ một cửa tiệm hàng điện tử nói với Bloomberg mỗi ngày ông ta thấy chừng 10 khách hàng mua đồ điện tử như tai nghe, máy sạc, bao da điện thoại… và trả bằng bitcoin.

Tuy nhiên, hệ thống thanh toán của Chivo có khi thông suốt, có khi nghẽn cứng. Đến 20% GDP của El Salvador là từ kiều hối do người thân chủ yếu ở Mỹ gửi về nên cũng có nhiều người muốn sử dụng Chivo để nhận tiền từ người thân cho khỏi tốn phí như khi chuyển qua các dịch vụ cũ như Western Union.

Ngoài ví Chivo, Tổng thống Bukele còn lấy tiền của ngân khố mua bitcoin, tổng cộng đến nay đã mua 1.200 đồng bitcoin, lần mua gần đây nhất là 100 bitcoin khi giá rớt 7,7% vào cuối tuần trước. Ông có kế hoạch phát hành 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu 10 năm có liên quan đến bitcoin và xây dựng một thành phố bitcoin, nơi sẽ miễn các loại thuế thu nhập, thuế bất động sản và thuế lãi trên vốn.

Một nửa số tiền thu được từ 1 tỉ đô la trái phiếu này sẽ được dùng để mua bitcoin; nửa còn lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đào bitcoin bằng nguồn năng lượng địa nhiệt. Sau thời gian năm năm, chính phủ sẽ bán số bitcoin này và có thể chia thêm lợi tức cho trái chủ bên cạnh lãi suất 6,5% ban đầu từ trái phiếu. Thành phố bitcoin sẽ được xây dựng gần khu núi lửa Conchagua để tận dụng nguồn năng lượng này.

Dư luận chia làm đôi trước kế hoạch của Tổng thống Bukele, một nửa hoan nghênh, cho đây là một thử nghiệm tốt để xem thử bitcoin có làm được chức năng thanh toán; nửa kia phê phán rằng đây là một kế hoạch đầy rủi ro khi giá bitcoin có thể sụt giảm bất ngờ, đẩy El Salvador vào chỗ mất khả năng chi trả. Phê phán quan trọng nhất là El Salvador đã đánh mất khả năng kiểm soát hệ thống tiền tệ khi công nhận bitcoin là đồng tiền pháp định, vì nước này đâu có khả năng phát hành đồng bitcoin. Hiện nay bên cạnh bitcoin, đô la Mỹ là đồng tiền chính thức của nước này.

Để khuyến khích dân El Salvador dùng ví Chivo trong thanh toán chứ không đầu cơ mua bán bitcoin, số tiền 30 đô la tặng trong ví không được chuyển sang tiền mặt, trừ phi được dùng để thanh toán ít nhất một lần. Thế là dân chúng dùng ví gửi 30 đô la trị giá bitcoin cho người thân, xong họ gửi trả lại – coi như thỏa mãn yêu cầu. Sau đó họ rút tiền ra xài. Ở El Salvador hiện có 199 máy ATM bitcoin đang hoạt động.

Với người chơi bitcoin, giả sử loại tiền này cứ mất giá như thời gian vừa qua, dân El Salvador sẽ hết còn ủng hộ Tổng thống Bukele, thậm chí như đã có người trách ông này dùng tiền thuế của dân để đầu cơ vào bitcoin rất rủi ro như kiểu đánh bạc bằng tiền của dân.

Có thể thấy cả Ấn Độ và El Salvador đều đang tìm hiểu bitcoin nói riêng và tiền mã hóa nói chung. Ấn Độ thì cấm tiền do các tổ chức tư nhân phát hành để chuẩn bị cho đồng tiền kỹ thuật số chính thức do nhà nước phát hành để tận dụng công nghệ mới. El Salvador ở vào một vị thế rất đặc biệt, nước này đang dùng đô la Mỹ làm tiền chính thức, nên thí điểm với bitcoin lại có thể cho họ một mức độ kiểm soát mà họ không có được đối với đô la Mỹ. Còn thí điểm như Tổng thống Bukele đang làm có thành công hay không phải chờ thời gian trả lời.

Link gốc tại đây.

Theo TheSaigonTimes

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ

Chính quyền Trump đang thể hiện lập trường cứng rắn, khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng các nhóm vận động hành lang năng lượng xanh và các tổ chức toàn cầu lợi dụng nguồn lực tài chính và ảnh hưởng để làm suy yếu vị thế dẫn đầu về năng lượng cũng như triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ.
MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc

MicroStrategy (MSTR) - gã khổng lồ công nghệ vừa đạt cột mốc ấn tượng khi hoàn tất việc phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 3 tỷ USD. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi cao cấp 0% lãi suất, sẽ đáo hạn vào tháng 12/2029. Điều đáng chú ý là công ty có kế hoạch sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ số tiền này để phục vụ chiến lược mua Bitcoin của mình.
Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0

Giữa thời khắc lịch sử khi nước Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao ghế Tổng thống, bức tranh địa chính trị toàn cầu vẫn không ngừng xoay chuyển, bất chấp sự chờ đợi đến ngày 20/1 - thời điểm đánh dấu sự thay đổi quyền lực chính thức tại Nhà Trắng.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố nghiêm trọng về tình hình chiến sự Ukraine. Theo người đứng đầu điện Kremlin, cuộc xung đột đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc đối đầu toàn cầu, sau khi Hoa Kỳ và Anh Quốc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ nhằm vào lãnh thổ Nga. Ông cũng không quên gửi lời cảnh báo tới phương Tây về khả năng đáp trả của Moscow.
Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế tên lửa cho Ukraine đối phó liên minh Nga - Triều Tiên và thế cục mới từ chiến thắng của Trump

Trong một bước ngoặt chính sách đáng chú ý, Tổng thống Joe Biden đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Quyết định này được đưa ra sau khi Triều Tiên chính thức tham chiến, và càng trở nên khẩn thiết hơn khi cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ