Hóa ra đây là lý do để EUR có thể lên một tầm cao mới trong tương lai!
Sự đoàn kết và phối hợp nhịp nhàng của "lục địa già" là công thức cho một tương lai xán lạn của đồng tiền chung EUR.
Sự đồng lòng hành động giữa Ngân hàng Trung ương và các cơ quan tài chính tại EU sẽ thúc đẩy EUR/USD vượt xa hơn mốc 1.20 và EUR/GBP cũng sẽ tăng lên trên 0.95 trong cuối năm nay.
- Tháng này, Quỹ phục hồi chưa từng có tiền lệ trị giá 750 tỷ euro của EU đã đóng vai trò thúc đẩy chính cho đồng Euro, dẫn dắt đồng tiền chung lên mức cao nhất trong nhiều năm so với USD và GBP.
- EUR/USD có thể quay trở lại vùng đỉnh cao nhất trong giai đoạn nắm quyền của tổng thống Trump vào đầu năm 2018 tại mức 1.25, với EUR/GBP có tiềm năng tăng lên trên mức cao nhất hiện nay là 0.95, gần với mức cao nhất mọi thời đại tại 0.98.
- Không chỉ các quốc gia riêng lẻ bên trong châu Âu ban hành các chương trình kích thích tài khóa của riêng họ (bao gồm cả Đức, đã từ bỏ cam kết giữ cho ngân sách cân bằng), mà cả Châu Âu đã "chung tay" tham gia vay mượn lẫn nhau để hỗ trợ thêm cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, như Ý.
- Khi thực hiện bước đầu tiên để khai thác sức mạnh vay mượn chung của EU, các nhà lãnh đạo của khu vực đồng tiền chung đã nêu ra một trong những vấn đề lớn nhất mà khối này đang đối mặt: sự thiếu đồng nhất trong cách tiếp cận, triển khai chính sách tài khóa của 27 quốc gia thành viên.
- Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đóng một vai trò quan trọng, đó là cung cấp thanh khoản và sự hỗ trợ chưa từng có cho các thị trường và các chính phủ, đảm bảo chi phí vay ở mức hợp lý thông qua kiểm soát lợi suất trái phiếu.
So sánh và đối chiếu cách tiếp cận tài khóa và chính sách tiền tệ với Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh:
- Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang đã hành động quyết liệt và chủ động trong việc hạ lãi suất và tăng QE để cung cấp cho thị trường mức thanh khoản chưa từng thấy trước đây. Sự pha trộn chính sách của FOMC vào mùa xuân năm 2020 đã vượt qua mọi điều Fed từng làm trước đó.
- Hỗ trợ tài khóa cũng sắp được đưa ra để giúp các doanh nghiệp và cá nhân tại Mỹ có thể cầm cự được với những thách thức kinh tế trong thời kỳ đại dịch, bao gồm bảo hiểm thất nghiệp cá nhân 600 USD mỗi tuần sắp hết hạn.
- Vấn đề là, trong khi Fed có thể sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ, thì gói kích thích tài khóa bổ sung của chính phủ Mỹ có vẻ khó đạt được và mức hỗ trợ sẽ không còn nhiều như trước đây.
- Đó cũng là là câu chuyện tương tự ở Vương quốc Anh. Trong khi Ngân hàng Trung ương Anh đã phối hợp với Bộ Tài chính để cung cấp gói hỗ trợ kinh tế, phương pháp phối hợp đó có thể kết thúc vào tháng 10, khi chương trình hỗ trợ thất nghiệp cho người dân anh hết hạn
- Chắc chắn rằng, Châu Âu sẽ không thể tự mình khôi phục kình tế trong khi các nơi khác vẫn đang đau đầu vì đại dịch, vì vậy đồng EUR vẫn có thể sẽ mất giá so với USD một lần nữa, như đã từng xảy ra trong quý hai vừa rồi.
- Tuy nhiên, sự yếu kém cho đồng EUR hoàn toàn có thể được ngăn chặn được bởi thực tế là Hoa Kỳ đang trở thành tâm điểm của đai dịch COVID-19. Dịch bệnh đang là một vấn đề nhức nhối với Hoa Kỳ hơn là so với ở châu Âu, điều này có thể làm giảm bớt sự hấp dẫn của USD trong vai trò là đồng tiền trú ẩn. Chỉ số DXY, thước đo sức mạnh của đồng USD đã chạm mức thấp nhất hơn hai năm trong tuần này.
- Ở châu Âu, sự phối hợp kịp thời của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của EU có thể sẽ đẩy đồng EUR lên một tầm cao mới trong tương lai.