Hoạt động khai thác Bitcoin của Trung Quốc đang đe dọa các mục tiêu về biến đổi khí hậu!
Nguyễn Ngọc Mai
Analyst
Theo một nghiên cứu được công bố trong tuần này, Trung Quốc có thể không thực hiện được mục tiêu giảm phát thải do quá trình khai thác bitcoin thải ra quá nhiều carbon.
Theo nghiên cứu, khoảng 75% hoạt động khai thác bitcoin trên thế giới được thực hiện tại Trung Quốc - nơi có giá điện rẻ và tương đối dễ dàng tiếp cận với các nhà sản xuất chế tạo phần cứng chuyên dụng. Kết quả là, lượng khí thải carbon khi khai thác Bitcoin của TQ ngang bằng khí thải carbon công nghiệp của 1 thành phố lớn của nó
Không giống như hầu hết các dạng tiền tệ khác - được phát hành bởi ngân hàng trung ương - bitcoin được phát triển dựa trên một mạng lưới phi tập trung và cần được “khai thác”.
Hoạt động diễn ra khi các giao dịch bitcoin, được ghi lại trên một sổ cái công khai được gọi là blockchain và chúng cần được các thợ đào "xác minh". Những "thợ đào" này sẽ chạy các máy tính được xây dựng có mục đích giải các câu đố phức tạp về mặt toán học nhằm cho phép một giao dịch bitcoin diễn ra một cách hiệu quả. Sau đó, các thợ đào sẽ thu hoạch được bitcoin như một thành quả.
Việc khai thác trên máy tính sử dụng một lượng lớn điện năng, đặc biệt là khi nó được tiến hành trên quy mô lớn.
Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các học giả từ Đại học Học viện Khoa học Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa, Đại học Cornell và Đại học Surrey về các hoạt động khai thác của Trung Quốc, được xuất bản bởi tạp chí Nature Communications vào thứ Ba vừa qua.
Hoạt động này nổi lên bất chấp lời khẳng định từ Trung Quốc rằng họ muốn trở nên thân thiện hơn với môi trường. Chủ tịch Tập Cận Bình năm ngoái đã khẳng định rằng đất nước đang đặt mục tiêu phát thải Carbon Dioxide cao nhất vào năm 2030 và trung hoà carbon vào năm 2060. Tuy nhiên, Bitcoin đang đe dọa sẽ làm "trật bánh" các kế hoạch đó.
Các tác giả cho biết: “Nếu không có các biện pháp can thiệp thích hợp và các chính sách khả thi, hoạt động blockchain bitcoin chuyên sâu ở Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành một mối đe dọa có thể làm suy yếu nỗ lực giảm phát thải đang diễn ra ở quốc gia này”.
Theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge trong một dự án của Đại học Cambridge, trên toàn thế giới, khai thác bitcoin tiêu thụ năng lượng ước tính khoảng 128.84 terrawatt-giờ (Twh) mỗi năm - nhiều hơn lượng tiêu thụ toàn quốc gia như Ukraine và Argentina,
Các tác giả của nghiên cứu mới nhất đã viết: “Việc tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng và phát thải Carbon liên quan đến khai thác bitcoin có thể làm suy yếu các nỗ lực bền vững toàn cầu.
“Nếu không có bất kỳ can thiệp chính sách nào, mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của chuỗi khối bitcoin ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt đỉnh vào năm 2024 ở mức 296,59 Twh và tạo ra 130.50 triệu tấn khí thải carbon tương ứng.”
Các tác giả lưu ý rằng việc sử dụng năng lượng để "đào" bitcoin của Trung Quốc vào năm 2024 sẽ vượt qua tổng mức tiêu thụ năng lượng của Ý hoặc Ả Rập Xê Út.
Mặc dù nghiên cứu đã được công bố trên một tạp chí được kiểm duyệt khá uy tín, một số người lại cho rằng nó thiếu dữ liệu thực tế.
Nic Carter - đối tác công ty đầu tư mạo hiểm Castle Island Ventures và đồng sáng lập trang web tiền điện tử Coin Metrics, đã viết trên Twitter rằng bài báo “ đã từng rất được mong đợi”
Carter viết: “Tôi đã rất mong đợi dữ liệu cấp tỉnh bao gồm tổng hợp năng lượng mà các thợ đào Trung Quốc tiêu tốn trong nghiên cứu này. “Tuy nhiên, các dữ liệu lại không hề được thể hiện. Thay vào đó, họ lại đưa ra những quan điểm và tuyên bố cuối cùng mà không có thông tin cụ thể về hoạt động đào này". Bài nghiên cứu chỉ khẳng định kết quả định lượng"
Các tác giả đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của CNBC.
Cùng hành động!
Khu vực Nội Mông của Trung Quốc vào tháng trước cho biết họ có kế hoạch cấm triển khai dự án khai thác tiền điện tử mới và đóng cửa các "trại đào" hiện tại nhằm cắt giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Nội Mông - nằm ở phía bắc Trung Quốc, đã không đạt được các mục tiêu đánh giá của chính phủ trung ương về việc sử dụng năng lượng vào năm 2019 và bị Bắc Kinh "khiển trách". Đáp lại, ủy ban cải cách và phát triển của khu vực đã đưa ra các kế hoạch để giảm tiêu thụ năng lượng. Một phần của những kế hoạch đó liên quan đến việc đóng cửa các "trại đào" tiền điện tử hiện vào tháng 4 năm 2021 và không phê duyệt bất kỳ dự án mới nào.
Động cơ đằng sau việc khai thác bitcoin chuyên sâu của Trung Quốc có thể không chỉ dừng lại ở mục tiêu kiếm tiền (giá trị của bitcoin đã tăng từ 7,000 USD lên gần 60,000 USD trong năm ngoái). Trong tuần này, tỷ phú Peter Thiel của Thung lũng Silicon đã bày tỏ lo ngại rằng bitcoin có thể được Trung Quốc sử dụng như một “vũ khí tài chính" chống lại Hoa Kỳ”
“Mặc dù là một người ủng hộ tiền điện tử cụ thể là bitcoin, tôi tự hỏi liệu tại thời điểm này, bitcoin có nên được coi một phần như "vũ khí tài chính" của Trung Quốc chống lại Mỹ - nơi nó đe dọa đồng tiền fiat hay không, nhưng nó đặc biệt ảnh hưởng đến đồng dollar Mỹ và đây là mục tiêu mà Trung Quốc muốn làm mọi thứ để đạt được" - Ông Thiel cho biết hôm thứ Ba tại một sự kiện trực tuyến do Richard Nixon Foundation tổ chức.
Được biết, người đồng sáng lập PayPal và Palantir đã đầu tư vào các công ty Bitcoin, cho biết ông có ý định "long Bitcoin" lâu dài và coi nó là “đồng tiền kỹ thuật số tương đương với vàng”.
CNBC