Hoạt động kinh tế của Trung Quốc suy yếu khi số ca mắc Covid tăng kỷ lục

Hoạt động kinh tế của Trung Quốc suy yếu khi số ca mắc Covid tăng kỷ lục

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:16 30/11/2022

Chỉ số PMI sản xuất giảm xuống 48 trong tháng 11 - mức thấp nhất kể từ tháng 4. Các chỉ số phụ đo lường sản lượng, thời gian giao hàng của nhà cung cấp cũng sụt giảm

Trung Quốc: hoạt động kinh tế suy yếu khi số ca nhiễm Covid tăng kỷ lục
Trung Quốc: hoạt động kinh tế suy yếu khi số ca nhiễm Covid tăng kỷ lục

Hoạt động sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc tiếp tục bị thu hẹp trong tháng 11 do số ca nhiễm Covid tăng cao kỷ lục khiến việc đi lại hạn chế trên diện rộng, càng làm ảnh hưởng đến triển vọng mong manh của nền kinh tế.

Cục Thống kê Quốc gia cho biết hôm thứ Tư, chỉ số PMI chính thức đã giảm xuống 48 trong tháng này - mức thấp nhất kể từ tháng 4 và thấp hơn so với con số ước tính 49 trong một cuộc khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế.

Chỉ số phi sản xuất, đo lường hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ, đã giảm xuống 46.7 từ mức 48.7 trong tháng 10, cũng thấp hơn so với dự kiến là 48. Chỉ số dưới 50 cho thấy sự thu hẹp trong lĩnh vực này.

Thiệt hại mà nền kinh tế phải chịu từ chính sách thắt chặt kiểm soát virus khi dịch Covid bùng phát ở mọi tỉnh thành đang ngày càng tăng. Các thành phố lớn như Quảng Châu và Bắc Kinh đã áp đặt các hạn chế mới trong những tuần gần đây để hạn chế việc đi lại, và các biện pháp nghiêm ngặt thậm chí đã gây ra các cuộc biểu tình ở một số thành phố.

Theo Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management Ltd., hoạt động kinh tế có thể sẽ tiếp tục suy yếu vào tháng 12 và quý đầu tiên của năm sau. Ông nói: “Ở giai đoạn đầu mở cửa trở lại này, nhiều thành phố phải đối mặt với số lượng bệnh nhân Covid ngày càng tăng. Những thành phố này phải áp đặt các hạn chế để ‘làm phẳng đường cong’. Chi phí về mặt kinh tế là không thể tránh khỏi.”

Chỉ số chứng khoán CSI 300 của Trung Quốc mở cửa thấp hơn 0.3% khi dữ liệu PMI được công bố, nhưng sau đó nhanh chóng xóa bỏ đà giảm để tăng 0.3% vào lúc 9:46 sáng theo giờ địa phương. USD/CNY giảm 0.26% xuống 7.1389, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ít thay đổi ở mức 2.89%.

Quá trình phục hồi sẽ chậm lại khi Trung Quốc tìm ra cách sống chung với virus, nhưng mỗi dấu hiệu mới về sự suy yếu của nền kinh tế có thể sẽ ảnh hưởng đến việc nới lỏng chính sách Zero Covid. Bất kỳ cách tiếp cận mới nào cũng cần phải đạt được sự cân bằng tinh tế: thúc đẩy hoạt động kinh tế mà không cho phép vi-rút lây lan ngoài tầm kiểm soát.

Hoạt động giao thông đường bộ và tàu điện ngầm ở các thành phố lớn bao gồm Bắc Kinh giảm mạnh trong tuần qua, do các địa điểm công cộng bị đóng cửa và người dân hạn chế ra khỏi nhà.

Theo ước tính gần đây của Nomura Holdings Inc., khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các đợt đóng cửa. Con số này cao hơn mức kỷ lục cao nhất trước đó là 21% vào tháng 4, khi toàn bộ Thượng Hải bị đóng cửa để hạn chế các trường hợp Covid-19 lây lan.

Các chỉ số PMI sản xuất đo lường sản lượng, đơn đặt hàng mới, tồn kho nguyên liệu thô và việc làm đều giảm trong tháng 11 với tốc độ nhanh hơn so với tháng trước. Một chỉ số phụ đo lường thời gian giao hàng của nhà cung cấp cũng tiếp tục giảm.

Chỉ số phụ sản xuất sụt giảm:
• Sản lượng giảm xuống 47.8 trong tháng 11 từ mức 49.6 trong tháng 10
• Số lượng đơn đặt hàng mới giảm còn 46.4, giảm từ 48.1
• Một thước đo phụ đo lường việc làm giảm xuống 47.4 từ 48.3
• Chỉ số về thời gian giao hàng của nhà cung cấp giảm xuống 46.7

“Tháng 11, dịch Covid bùng phát đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp”, Zhao Qinghe, một nhà thống kê cấp cao tại NBS, cho biết trong một khẳng định.

Mặc dù gần đây chính phủ đã thực hiện các bước để hỗ trợ nền kinh tế - bao gồm giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nhà phát triển bất động sản - nhưng các chính sách này có thể là không đủ để củng cố niềm tin của hộ gia đình và doanh nghiệp.

Bloomberg Economics đã hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay xuống 3% từ mức 3.5% và cắt giảm dự báo cho năm tới xuống 5.1% từ 5.7%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết hôm thứ Ba rằng họ có thể phải cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vì các hạn chế của Covid và tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực bất động sản. IMF hiện thấy GDP của Trung Quốc tăng 3.2% trong năm nay và 4.4% vào năm 2023.

Một số nhà kinh tế cho biết ngân hàng trung ương có thể cung cấp nhiều kích thích hơn trong những tháng tới vì triển vọng toàn cầu khiến Trung Quốc có phần thuận lợi hơn trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Bruce Pang, kinh tế trưởng và trưởng bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc Đại lục tại Jones Lang LaSalle Inc, cho biết: “Các nhà hoạch định chính sách đang làm việc hết công suất để tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng bằng các gói kích thích kinh tế”. Ông nhận thấy nền kinh tế Trung Quốc có khả năng quay trở lại tốc độ tăng trưởng tiềm năng trên 5% “không sớm hơn” quý 2 năm sau, với giả định kinh tế ít bị gián đoạn bởi sự bùng phát của Covid.

Ông nói thêm: “May mắn thay, các nhà chức trách đang gửi tín hiệu về thái độ thực tế hơn đối với lộ trình kinh tế, chính sách Covid và các mối quan hệ địa chính trị. Tất cả những điều này sẽ giúp mang lại sự phục hồi kinh tế dần dần cho Trung Quốc”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc

Việc Donald Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính có thể mở ra cơ hội cho Trung Quốc đàm phán về thuế quan, nhờ lập trường ôn hòa của ông. Bessent đã đề xuất áp dụng thuế quan dần dần thay vì áp dụng ngay lập tức, điều này được xem là tin tốt cho Bắc Kinh trong bối cảnh nội các Trump có nhiều thành viên cứng rắn về Trung Quốc.
Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?

Vào tháng 7/2024, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (Wyoming) đã trình Quốc hội dự luật thiết lập "dự trữ Bitcoin chiến lược" - một kế hoạch táo bạo yêu cầu Bộ Tài chính và Fed tích lũy 1 triệu Bitcoin trong 5 năm và cam kết nắm giữ tối thiểu 20 năm.
Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?

George Saravelos - Trưởng nhóm chiến lược gia về ngoại hối của Deutsche Bank vừa có buổi gặp gỡ quan trọng với các nhà đầu tư quỹ phòng hộ vào tối thứ Năm. Ông George không chỉ nổi tiếng với biểu đồ thương mại dưới thời Trump, mà còn dự đoán chính xác đồng Euro sẽ mất giá so với đồng USD. Quan điểm chủ đạo của ông vẫn không thay đổi: "Chúng tôi tiếp tục duy trì lập trường bearish về cặp EUR/USD."
Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà  lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính

Quyết định bổ nhiệm Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính của Donald Trump phản ánh sự chuyển dịch quyền lực từ các ngân hàng lớn sang các nhà quản lý quỹ. Với kinh nghiệm sâu rộng trong đầu tư toàn cầu và tư duy chiến lược, Bessent hứa hẹn mang đến những cải cách táo bạo cho tài chính quốc gia.
Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xem xét lại các chính sách hiện hành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ