Hoạt động sản xuất của Mỹ bất ngờ mở rộng lần đầu tiên kể từ năm 2022

Hoạt động sản xuất của Mỹ bất ngờ mở rộng lần đầu tiên kể từ năm 2022

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

21:14 01/04/2024

Hoạt động sản xuất ở Mỹ bất ngờ mở rộng lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022 do sản xuất phục hồi mạnh cũng như nhu cầu mạnh hơn, trong khi chi phí đầu vào tăng cao.

Theo dữ liệu công bố hôm nay, chỉ số PMI sản xuất ISM tháng 3 của Mỹ đã tăng 2.5 điểm lên 50.3 vào tháng trước, vượt mọi ước tính của các nhà kinh tế. Đây là lần đầu tiên chỉ số này vượt mức 50 trong 16 tháng gần nhất.

Hoạt động sản xuất của Mỹ mở rộng lần đầu tiên kể từ năm 2022

Lĩnh vực sản xuất tăng mạnh 6.2 điểm lên 54.6, mức lớn nhất kể từ tháng 6/2020.

Số lượng đơn đặt hàng mới cũng tăng trở lại sau khi giảm vào tháng Hai. Chỉ số việc làm trong tháng 3 giảm ít hơn so với một tháng trước đó.

Timothy Fiore, chủ tịch Ủy ban Khảo sát Kinh doanh Sản xuất ISM, cho biết.: “Nhu cầu vẫn đang ở giai đoạn đầu phục hồi với những dấu hiệu cải thiện rõ ràng. Chỉ số sản xuất đã tăng vọt so với tháng 1 và tháng 2, với việc các công ty bắt đầu mở rộng trở lại.”

Chín ngành công nghiệp báo cáo tăng trưởng trong tháng 3, dẫn đầu là các nhà máy dệt, khoáng sản phi kim loại, sản phẩm giấy và dầu mỏ. Sáu ngành ghi nhận suy giảm, bao gồm đồ nội thất, các sản phẩm nhựa và cao su, và thiết bị điện.

Các nhà quản lý cung ứng và thu mua của quốc gia gần đây đã bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của ngành sản xuất. Tăng trưởng đơn hàng vững chắc hơn cho thấy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh ổn định, đồng thời cho thấy các công ty đã có những bước tiến trong việc đạt được mức tồn kho phù hợp với doanh số bán hàng.

Dữ liệu ISM cho thấy tồn kho nhà máy giảm với tốc độ chậm hơn trong tháng trước, trong khi tồn kho thuộc về khách hàng giảm với tốc độ nhanh hơn. “Mức tồn kho thuộc về khách hàng giảm với tốc độ nhanh hơn trong tháng 3. Khách hàng của các công ty tiếp tục thiếu sản phẩm trong kho, điều này được coi là tích cực cho các đơn đặt hàng và sản xuất mới trong tương lai,” Fiore nói.

Đồng thời, chi phí nguyên vật liệu và các đầu vào khác đang tăng lên, cho thấy áp lực lạm phát dai dẳng. Giá phải trả đã tăng 3.3 điểm lên 55.8, cao nhất kể từ tháng 7/2022.

Trong khi đó, đơn đặt hàng từ khách hàng nước ngoài, khối lượng xây dựng tồn đọng và lĩnh vực nhập khẩu đều không thay đổi trong tháng 3.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Yên mạnh lên nhờ đồn đoán về chính sách của BoJ; đà tăng của USD chững lại trước bài thử lạm phát Mỹ

Yên mạnh lên nhờ đồn đoán về chính sách của BoJ; đà tăng của USD chững lại trước bài thử lạm phát Mỹ

Đà tăng mạnh mẽ của đồng USD đã chững lại vào thứ Tư khi giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước báo cáo lạm phát tiêu dùng của Mỹ được công bố cùng ngày. Trong khi đó, đồng Yên ghi nhận mức tăng đáng kể sau những phát biểu từ Thống đốc BoJ.
PBOC tăng cường bơm tiền vào hệ thống tài chính
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

PBOC tăng cường bơm tiền vào hệ thống tài chính

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm một lượng lớn tiền mặt ngắn hạn vào hệ thống tài chính vào thứ Tư. Điều này nhằm tăng cường hỗ trợ thanh khoản trong bối cảnh thiếu hụt tiền mặt khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đang đến gần.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ