IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021

17:14 06/10/2021

Theo tổng giám đốc IMF, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng dịch Covid-19 tiếp tục kìm hãm đà phục hồi này, và trở ngại chính đặt ra là "sự bất cân bằng lớn về vaccine".

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva ngày 5/10 cho biết tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ thấp hơn mức dự báo 6% trước đó, do đà phục hồi trúc trắc vì phân phối vaccine không công bằng và những lo ngại lạm phát trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến ở Đại học Bocconi (Italy) trước thềm hội nghị thường niên mùa Thu của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), bà Georgieva cho biết báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) cập nhật tuần tới sẽ dự báo các nền kinh tế phát triển trở lại mức trước khi bùng phát dịch vào năm 2022, nhưng hầu hết các nước đang phát triển và mới nổi sẽ cần nhiều năm hơn để phục hồi.

Mỹ và Trung Quốc vẫn là các động lực quan trong cho tăng trưởng toàn cầu, trong khi Italia nói riêng và châu Âu nói chung đang chứng tỏ xung lực ngày càng mạnh, nhưng tăng trưởng ở nhiều nơi khác đang "ngày một tệ hơn".

Theo Tổng Giám đốc IMF, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng dịch Covid-19 tiếp tục kìm hãm đà phục hồi này, và trở ngại chính đặt ra là "sự bất cân bằng lớn về vaccine". Bà bày tỏ lo ngại về khả năng tiếp cận với vaccine và các chính sách ứng phó miễn cưỡng, nhất là tại các nước có thu nhập thấp.

Bà kêu gọi các nước giàu tăng phân phối vaccine đến các nước nghèo, dỡ bỏ các hạn chế thương mại và tăng quỹ hỗ trợ cho hoạt động xét nghiệm, truy vết và điều trị Covid-19, đồng thời cảnh báo nếu không thể thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ tiêm phòng hiện nay giữa các nước phát triển và các nước nghèo hơn thì sẽ kìm hãm đà phục hồi và có thể khiến GDP toàn cầu mất đi 5.300 tỷ USD trong 5 năm tới.

Ngoài ra, các nước nghèo cũng sẽ phải chịu gánh nặng của giá lương thực toàn cầu tăng (con số này đã hơn 30% trong năm ngoái) và giá năng lượng tăng. IMF cho rằng các sức ép giá sẽ giảm ở hầu hết các nước vào năm 2022, nhưng nhiều khả năng sẽ kéo dài tại các nước đang phát triển và mới nổi.

Bà Georgieva cho biết: "Việc lạm phát tăng liên tục có thể làm lãi suất tăng nhanh, và siết chặt các điều kiện tài chính, đặt ra một thách thức lớn về nợ đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi".

IMF ước tính nợ công toàn cầu đã tăng lên mức gần 100% GDP toàn cầu, chủ yếu vì các biện pháp ứng phó tài chính lớn đối với cuộc khủng hoảng y tế công cộng trong khi sản lượng và thu nhập giảm do dịch. Thực tế này cũng đồng nghĩa với việc nhiều nước đang phát triển có rất ít khả năng vay nợ mới với các điều kiện thuận lợi.

Tổng Giám đốc IMF cũng kêu gọi các nước cần thúc đẩy các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo thay đổi công nghệ và tăng tính bao trùm bởi chính các nỗ lực này cũng sẽ giúp tăng trưởng kinh tế. Bà cho biết chuyển sang năng lượng tái tạo, các mạng lưới điện năng mới, sử dụng năng lượng hiệu quả, và giảm CO2 có thể tăng GDP toàn cầu khoảng 2% trong thập kỷ này và tạo ra 30 triệu việc làm mới.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Cơ quan quản lý và bài toán kiểm soát rủi ro ngân hàng: Lỗ hổng đáng báo động

Có thể thấu hiểu được tâm thế của các cơ quan quản lý ngân hàng khi họ đang dần lùi bước trước sức ép mạnh mẽ từ ngành tài chính. Họ đang dần từ bỏ nỗ lực yêu cầu những ngân hàng lớn nhất tăng cường vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Quả thật, trong suốt một năm rưỡi qua, chúng ta chưa chứng kiến bất kỳ biến cố tài chính đáng kể nào. Hơn nữa, các ngân hàng cũng liên tục khẳng định rằng họ đã có dư dả vốn để đối phó với mọi tình huống.
Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ