JPMorgan có một giả thuyết về việc tại sao các nước Châu Âu đang phải hứng chịu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai theo nhiều cách khác nhau!

JPMorgan có một giả thuyết về việc tại sao các nước Châu Âu đang phải hứng chịu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai theo nhiều cách khác nhau!

16:56 23/10/2020

Không có nghi ngờ gì về việc Châu Âu đang chứng kiến ​​làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai, nhưng sự ảnh hưởng của đợt bùng phát mới lần này tới các nền kinh tế trong khu vực là khác nhau.

Anh, Pháp và Tây Ban Nha, cũng như Hà Lan, đều đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh số ca nhiễm mới kể từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9. Còn tại Đức và Ý, làn sóng lây nhiễm đã diễn ra muộn hơn so với các nước trên. Nhưng hiện tại, số lương các ca nhiễm mới tại 2 nước này đang gia tăng một cách chóng mặt.

Các nhà phân tích của JPMorgan đã xem xét hiện tượng này và tin rằng họ biết lý do cho sự khác biệt đó!

"Theo quan điểm của chúng tôi, rất có thể, sự khác biệt giữa Đức và Ý với Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh, không phải là lưu lượng di chuyển của người dân mà là việc tuân thủ đeo khẩu trang, hiệu quả của xét nghiệm Covid-19 và khả năng theo dõi lịch trình của người nhiễm bệnh". Nhà kinh tế ở JPMorgan David Mackie cho biết vào hôm thứ Năm.

Theo một thống kê của Đại học Johns Hopkins, Tây Ban Nha và Pháp đã đạt đến cột mốc đáng quán ngại với hơn 1 triệu ca nhiễm Covid-19 vào thứ Tư, trong khi Vương quốc Anh ít hơn với khoảng 792,000 trường hợp.

Ý, nơi Covid-19 xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Âu vào tháng 2 hiện được xác nhận có khoảng 449,000 ca nhiễm và con số này tại Đức là 398,000. Tuy nhiên, hiện nay 2 nước này đang phải chứng kiến ​​sự gia tăng số lượng các ca nhiễm mới một cách chóng mặt.

Số ca nhiễm mới và số ca tử vong mỗi ngày ở Mỹ

Hôm thứ Năm, Đức đã báo cáo hơn 11,200 ca nhiễm Covid-19 mới, đánh dấu lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu có hơn 10,000 trường hợp được ghi nhận trong một ngày. Hôm thứ Tư, Ý ghi nhận có thêm 15,199 trường hợp mới, đánh dấu mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ khi làn sóng lây nhiễm thứ hai bắt đầu.

Xét nghiệm, theo dõi lộ trình và việc tuân thủ đeo khẩu trang!

Mackie lưu ý, hiệu quả của việc xét nghiệm và theo dõi lộ trình di chuyển là đa chiều và phụ thuộc vào tốc độ xác định những người lây nhiễm, số lượng người tiếp xúc gần phải được truy tìm nhanh chóng và sự tuân thủ về các yêu cầu cách ly.

Ông thừa nhận rằng thành công của chương trình theo dõi này khó có thể định lượng được do thiếu dữ liệu sẵn có.

JPMorgan cho biết, các biện pháp nhằm ngăn chặn lây nhiễm nơi công cộng, đặc biệt là đeo khẩu trang, cũng có thể đóng vai trò quan trọng.

Quy định của Đức nêu rõ rằng phải đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông và địa điểm công cộng. Yêu cầu tại Ý là đeo ở tất cả các nơi công cộng, tương tự như ở Tây Ban Nha.

Ở Anh, người dân phải đeo khẩu trang trong các cửa hàng và trên các phương tiện giao thông công cộng. Hồi đầu tháng 10, Hà Lan đã khuyến cáo công chúng đeo khẩu trang ở những nơi tập trung đồng người nhưng không phải là bắt buộc, cho dù là ở trên các phương tiện giao thông công cộng.

Mackie lưu ý rằng việc đeo khẩu trang có thể gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ lây nhiễm của Covid-19 nhưng cho biết là rất khó để định lượng "bởi vì điều quan trọng không chỉ là yêu cầu của chính phủ mà còn là sự tuân thủ của người dân".

Ông tin rằng các biện pháp xử phạt đối với việc không đeo khẩu trang có thể khiến cho người dân tuân thủ hơn và giảm thiểu tác động tới kinh tế hơn là so với các quốc gia mà người dân không tuân thủ việc này.

Cụ thể là tại Hà Lan, nơi có yêu cầu về việc đeo khâu trang và tiền phạt ít nghiêm ngặt hơn đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ nhất về số lượng các ca nhiễm Covid-19 mới. Trong khi đó, Ý có những yêu cầu chặt chẽ và mức phạt cao nhất đã khiến cho làn sóng lây nhiễm thứ hai ở Ý được giảm thiểu hơn nhiều so với ở Hà Lan," ông nói.

Mackie nói: “Điều này chắc chắn cho thấy rằng việc đeo khẩu trang có thể là một phần lý giải cho sự khác biệt của tình hình dịch bệnh giữa các quốc gia trong khu vực”. Ngoài ra ông cũng thừa nhận những hạn chế của giả thuyết này.

Hiệu ứng độ trễ (Lag effect)

JPMorgan lưu ý rằng "Hiệu ứng độ trễ" cũng có thể là lý do đằng sau số lượng ca nhiễm thấp tại Đức và Ý.

Ông nói: "Chắc chắn rằng số ca nhiễm Covid-19 tại Đức và Ý chỉ có thể thấp hơn các nước khác từ hai đến ba tuần nữa. Với sự gia tăng theo cấp số nhân của các ca nhiễm mới, bức tranh có thể thay đổi rất nhanh và đáng chú ý là tình hình dịch bệnh đã phát triển chóng mặt ở cả hai quốc gia trong những ngày gần đây".

Ông lập luận rằng xu hướng di chuyển có thể đóng một vai trò quan trọng làm thay đổi tỉ lệ lây nhiễm do việc đi lại trong kỳ nghỉ hè tăng lên khi các lệnh cấm vận được dỡ bỏ, và sau đó là khi sinh viên trở lại trường học.

Nhưng sau khi phân tích dữ liệu di chuyển của Google và Apple, JPMorgan cho biết điều này không thể giải thích cho sự khác biệt về số lưỡng các ca nhiễm giữa các quốc gia, vì dữ liệu cho thấy rằng Đức và Ý đã chứng kiến ​​sự gia tăng lớn nhất về lưu lượng di chuyển kể từ khi đợt phong tỏa đầu tiên kết thúc.

"Vì vậy, dường như sự khác biệt về lưu lượng di chuyển và mật độ tiếp xúc hàng ngày của người dân không thể là lý giải cho sự khác biệt giữa các quốc gia về tốc độ lây nhiễm mới. Điều này có nghĩa là các yếu tố quyết định khác mới đang thúc đẩy sự khác biệt giữa các quốc gia châu Âu."

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bessent nắm quyền Bộ Tài chính: Cơ hội giảm áp lực thuế quan cho Trung Quốc

Việc Donald Trump chọn Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính có thể mở ra cơ hội cho Trung Quốc đàm phán về thuế quan, nhờ lập trường ôn hòa của ông. Bessent đã đề xuất áp dụng thuế quan dần dần thay vì áp dụng ngay lập tức, điều này được xem là tin tốt cho Bắc Kinh trong bối cảnh nội các Trump có nhiều thành viên cứng rắn về Trung Quốc.
Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Tham vọng hay ảo tưởng?

Vào tháng 7/2024, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis (Wyoming) đã trình Quốc hội dự luật thiết lập "dự trữ Bitcoin chiến lược" - một kế hoạch táo bạo yêu cầu Bộ Tài chính và Fed tích lũy 1 triệu Bitcoin trong 5 năm và cam kết nắm giữ tối thiểu 20 năm.
Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường mới chỉ định giá 30% tác động từ Trump - Đâu là kịch bản tiếp theo?

George Saravelos - Trưởng nhóm chiến lược gia về ngoại hối của Deutsche Bank vừa có buổi gặp gỡ quan trọng với các nhà đầu tư quỹ phòng hộ vào tối thứ Năm. Ông George không chỉ nổi tiếng với biểu đồ thương mại dưới thời Trump, mà còn dự đoán chính xác đồng Euro sẽ mất giá so với đồng USD. Quan điểm chủ đạo của ông vẫn không thay đổi: "Chúng tôi tiếp tục duy trì lập trường bearish về cặp EUR/USD."
Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà  lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Scott Bessen - kẻ lọt vào mắt xanh của Trump: Từ nhà lý quỹ đầu tư đến người được chọn lãnh đạo Bộ Tài chính

Quyết định bổ nhiệm Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính của Donald Trump phản ánh sự chuyển dịch quyền lực từ các ngân hàng lớn sang các nhà quản lý quỹ. Với kinh nghiệm sâu rộng trong đầu tư toàn cầu và tư duy chiến lược, Bessent hứa hẹn mang đến những cải cách táo bạo cho tài chính quốc gia.
Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Khủng hoảng niềm tin tại ba nền kinh tế hàng đầu: Hệ lụy của việc đặt mục tiêu lạm phát lên trên giá cả

"Vấn đề nằm ở giá cả!" - Đây chính là thông điệp cốt lõi mà giới hoạch định chính sách và thị trường cần thấm nhuần từ cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Thay vì quan tâm đến lạm phát đang hạ nhiệt hay tỷ lệ thất nghiệp thấp, cử tri lại nhìn nhận nền kinh tế qua lăng kính của mặt bằng giá cả cao ngất ngưởng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xem xét lại các chính sách hiện hành.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ