Khảo sát Bloomberg: Tiêu dùng tại Mỹ sắp gặp trở ngại lớn

Khảo sát Bloomberg: Tiêu dùng tại Mỹ sắp gặp trở ngại lớn

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

08:57 11/09/2023

Theo Bloomberg, sau khi chống chọi với suy thoái kinh tế lâu hơn dự kiến, người tiêu dùng Mỹ cuối cùng cũng có dấu hiệu đuối sức

Hơn một nửa trong số 526 người được hỏi cho biết tiêu dùng cá nhân - yếu tố quan trọng nhất đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế - sẽ giảm lần đầu tiên vào đầu năm 2024 kể từ khi đại dịch bùng phát, 21% còn lại cho biết sự đảo chiều thậm chí sẽ xảy ra sớm hơn, trong quý cuối cùng của năm nay, khi chi phí thì vay cao mà tiền tiết kiệm thời kỳ dịch bệnh thì giảm dần đối với các hộ gia đình.

Phát hiện này trái ngược với tâm lý lạc lan tỏa trên thị trường chứng khoán Mỹ trong suốt mùa hè, khi lạm phát hạ nhiệt và tỷ lệ thất nghiệp thấp củng cố hy vọng về hạ cánh mềm. Nếu nền kinh tế ngừng tăng trưởng - một kịch bản rất có thể xảy ra khi chi tiêu của người tiêu dùng giảm - đồng nghĩa với việc cổ phiếu sẽ giảm nhiều hơn trong khi vốn đã trượt dốc từ mức cao nhất vào cuối tháng 7.

Ông Alec Young, chiến lược gia đầu tư chính tại MAPsignals, cho biết: “Khả năng hạ cánh mềm, lạm phát giảm, Fed chấm dứt thắt chặt, lãi suất đạt đỉnh, đồng đô la ổn định, giá dầu ổn định – tất cả những điều đó đã giúp thúc đẩy thị trường đi lên. Nếu thị trường mất niềm tin vào điều đó thì nền chứng khoán có thể đi theo chiều hướng tiêu cực”.

Tiêu dùng hiện nay không thực sự bền vững

Hiện tại, nền kinh tế Mỹ dường như đang trên đà tăng trưởng thay vì trì trệ. Tăng trưởng được dự báo trong quý 3 nhờ chi tiêu hộ gia đình tăng mạnh nhất 6 tháng gần đây trong tháng 7.

“Câu hỏi ở đây là: Thế mạnh tiêu dùng này có bền vững không?” - Bà Anna Wong, kinh tế trưởng của Bloomberg Economics, người dự đoán một cuộc suy thoái sẽ xảy ra vào cuối năm nay, cho biết. “Nó không bền vững, bởi vì nó được thúc đẩy bởi những yếu tố chỉ xảy ra một lần” - đặc biệt là việc tiêu tiền vào các bộ phim bom tấn và các tour diễn hòa nhạc.

Sự ổn định của thị trường lao động Mỹ đã giúp duy trì chi tiêu của hộ gia đình trước những đợt tăng giá lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Điều này đã khiến một số nhà phân tích lùi dự đoán về suy thoái - hoặc thậm chí bỏ kịch bản này hoàn toàn.

Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs kỳ vọng người tiêu dùng sẽ năng động hơn vào năm 2024 — giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển — nhờ vào sự tăng trưởng ổn định của thị trường lao động và sự tăng lương vượt qua lạm phát.

Tình hình đang thực sự khó khăn

Các nhà nghiên cứu tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco cho biết số tiền tiết kiệm vượt mức đã giúp người tiêu dùng vượt qua đợt tăng giá sẽ cạn kiệt trong quý hiện tại.

Ông Thomas Simons, nhà kinh tế Mỹ của Jefferies, cho biết: “Ngày càng có một vấn đề khi tầng lớp thu nhập thấp đang thực sự phải vật lộn với lạm phát tích lũy trong vài năm qua”, trong khi những người Mỹ giàu có hơn vẫn được hỗ trợ bởi khoản tiết kiệm và nhờ đó mà giá trị tài sản tăng cao.

Ông nói, nhìn chung, người tiêu dùng đã có thể chịu đựng được sức nặng của giá cả cao hơn. “Nhưng sẽ đến lúc điều đó không còn khả thi nữa”.

Tỷ lệ quá hạn trên thẻ tín dụng và các khoản vay mua ô tô đang tăng lên, do các hộ gia đình cảm thấy sức ép tài chính sau khi Fed tăng lãi suất lên hơn 5 điểm phần trăm.

Lãi suất cao ăn mòn ngân sách hộ gia đình


Các khoản thanh toán nợ đang chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong thu nhập của hộ gia đình Mỹ - ngay cả trước khi đóng băng lãi suất vay sinh viên kết thúc vào tháng này.

Tín dụng thắt chặt là một gánh nặng lớn đối với người Mỹ

Chúng tôi đặt câu hỏi: Điều gì sẽ là trở ngại lớn nhất từ giờ cho đến cuối năm nay?

Các khoản vay dành cho sinh viên sắp đến hạn thanh toán trở lại đối với hàng triệu người Mỹ được hưởng lợi từ việc đóng băng trả nợ do đại dịch.

Phần lớn các nhà đầu tư trong cuộc khảo sát của MLIV Pulse chỉ ra rằng chi phí tín dụng tăng cao, lãi suất thế chấp gần mức cao nhất trong hai thập kỷ là trở ngại lớn nhất đối với người tiêu dùng trong những tháng tới.

Khoảng 3/4 số người được hỏi cho biết cổ phiếu ô tô hoặc bán lẻ dễ bị ảnh hưởng nhất trước tình trạng tiết kiệm quá mức và tín dụng tiêu dùng bị thắt chặt hơn. Trong khi General Motors và Ford Motor về cơ bản đã bỏ lỡ đợt tăng giá cổ phiếu trong năm nay thì Tesla đã tăng hơn gấp đôi giá trị của mình.

Mọi thứ mất nhiều thời gian hơn để xảy ra

Vận mệnh của nền kinh tế phụ thuộc vào những gì người tiêu dùng Mỹ sẽ làm tiếp theo, vì vậy các nhà đầu tư đang tìm kiếm câu trả lời ở nhiều nơi khác nhau.

Khi được hỏi về những chỉ số có khả năng dự đoán tốt, những người tham gia khảo sát đã lựa chọn rất nhiều chỉ số, từ những chỉ số chuẩn mực như doanh số bán lẻ hoặc nợ quá hạn trên thẻ tín dụng, đến hoạt động đặt vé máy bay, nhận nuôi thú cưng và các chương trình mua trả góp. Có lẽ vì các chỉ báo phổ biến giờ đã tỏ ra không đáng tin cậy trong bối cảnh đầy biến động trong vài năm qua.

"Các phương pháp dự báo truyền thống đang đối mặt với thách thức trong môi trường hậu đại dịch" - Ông Keith Lerner, Phó Giám đốc Đầu tư tại Truist Wealth nói. "Mọi thứ mất nhiều thời gian hơn để xảy ra."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp
Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản giảm tháng thứ hai liên tiếp

Chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản đã giảm trong tháng 9, đây đã là tháng thứ hai liên tiếp theo dữ liệu từ chính phủ công bố vào thứ Sáu. Nguyên nhân là do giá cả tăng khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, gây lo ngại cho kế hoạch tăng lãi suất của BoJ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ