Khảo sát: ECB không nên quá vội cắt giảm lãi suất

Khảo sát: ECB không nên quá vội cắt giảm lãi suất

Bùi Thu Phương

Bùi Thu Phương

Junior Analyst

16:19 01/03/2024

Theo một cuộc khảo sát, các nhà kinh tế học đều cho rằng việc hạ lãi suất quá sớm là một sai lầm tồi tệ và họ cũng dự đoán rằng sẽ có ít đợt cắt giảm hơn trong năm 2024.

Gần 2/3 số người được hỏi cho rằng việc thực hiện cắt giảm lãi suất quá vội vàng sau một khoảng thời gian dài tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát sẽ mang đến những rủi ro lớn hơn so việc vẫn duy trì lãi suất ở mức hiện tại.

Giống như khi được hỏi trước cuộc họp chính sách gần đây nhất của ECB vào tháng 1, 56% nhà phân tích vẫn cho rằng các quan chức đang cố gắng tránh kịch bản xấu đó xảy ra bằng cách chọn thời điểm thích hợp để bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ. Họ tiếp tục dự đoán thời điểm cắt giảm lần đầu tiên vào tháng Sáu.

Trong bối cảnh lạm phát giảm và các quan chức tiền tệ ở Mỹ và Anh cũng đang chuẩn bị để nới lỏng chính sách, những người tham gia khảo sát dự báo ECB có thể có 3 lần cắt giảm trong năm nay với 25 bps mỗi lần.Tuy nhiên, con số này giảm so với 4 lần trong cuộc khảo sát trước do các nhà hoạch định chính sách ở Frankfurt lo ngại rằng việc tăng lương nhanh chóng có thể cản trở lạm phát quay trở về mức mục tiêu 2%.

Dự kiến không có thay đổi nào về lãi suất tiền gửi của ECB sắp được công bố vào ngày 6-7 tháng 3 khi Hội đồng họp. Hiện lãi suất tiền gửi của ECB là 4%. Các nhà kinh tế, nhà đầu tư và hầu hết các quan chức đều đồng thuận về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 6.

Chủ tịch Christine Lagarde cho biết vào thứ Hai rằng “quá trình thiểu phát dự kiến sẽ tiếp tục” - điều này có thể thấy rõ trong báo cáo tháng 2 của G-20. Các nhà phân tích trong một cuộc khảo sát riêng của Bloomberg nhận thấy mức tăng trưởng giảm xuống 2.5% so với mức 2.8% của tháng trước khi Eurostat công bố báo cáo vào thứ Sáu.

Quan chức ECB Isabel Schnabel, Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel và các quan chức theo phe “diều hâu” đưa ra cảnh báo về việc cắt giảm lãi suất quá sớm cùng với những rủi ro bao gồm lạm phát dịch vụ dai dẳng, thị trường lao động kiên khó khăn và căng thẳng ở Biển Đỏ.

Tuy nhiên, những người phe bồ câu lo ngại nhiều hơn về một nền kinh tế trì trệ đã suýt rơi vào suy thoái ở nửa cuối năm 2023 và lo lắng về việc không đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

Mặc dù những dự đoán khả năng nới lỏng chính sách trong năm 2024 bị giảm xuống nhưng các nhà kinh tế vẫn dự đoán lãi suất tiền gửi sẽ ở mức 2.25% vào cuối năm 2025.

Trưởng bộ phận vĩ mô toàn cầu tại ING Carsten Brzeski cho biết: “Giờ đây, khi thị trường gần như đã điều chỉnh giá cả và kỳ vọng về thời điểm cắt giảm lãi suất đầu tiên, thách thức lớn nhất sẽ là tránh được mọi rủi ro không mong muốn”. Ông cho rằng ECB nên trình bày chi tiết hơn về quan điểm của họ ở những lĩnh vực cần xem xét như lạm phát thực tế, diễn biến tiền lương và dự báo lạm phát dài hạn để bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Một loạt dự báo kinh tế quý mới được công bố vào thứ Năm, hầu hết các nhà phân tích dự đoán tăng trưởng và lạm phát sẽ giảm trong năm 2024. Dự đoán mức lạm phát trong năm 2025 và 2026 – số liệu quan trong đối với ECB do độ trễ của chính sách tiền tệ sẽ duy trì ở mức 2.1% và 1.9%

Mặc dù lạm phát dường như đang dao động quanh mức 2% nhưng một số nhà kinh tế không loại trừ khả năng lãi suất sẽ ở mức cao trong thời gian dài hơn.

Giám đốc cấp cao tại Scope Ratings Dennis Shen cho biết: “Có rủi ro về ít đợt cắt giảm lãi suất so với dự báo cơ bản của chúng tôi hoặc lãi suất hiện tại sẽ được duy trì lâu hơn nếu lạm phát và tăng trưởng tiền lương dai dẳng hơn”. Ông gọi địa chính trị là một mối nguy hiểm “cốt lõi” khác.

Shen cho biết: “Những kịch bản như vậy có nguy cơ gây ra những cú sốc từ phía nguồn cung, có khả năng ảnh hưởng đến triển vọng ổn định giá cả hay thậm chí đảo ngược các bước bình thường hóa chính sách”. Những người tham gia khảo sát đã trích dẫn các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 và sự trỗi dậy của những người theo chủ nghĩa dân túy ở châu Âu là những mối nguy hiểm hàng đầu.

Chuyển sang việc đánh giá ECB về cách thức thực hiện chính sách tiền tệ, họ thấy các quan chức đang bày tỏ ưu tiên việc thu hẹp bảng cân đối kế toán, cung cấp thanh khoản theo nhu cầu ví dụ như cung cấp một danh mục đầu tư trái phiếu và yêu cầu dự trữ tối thiểu cao hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt
Quế Anh

Quế Anh

Junior Editor

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh tăng vọt

Số vụ kiện đòi bình đẳng thu nhập tại Anh đã tăng hơn 30%. Dữ liệu này cho thấy việc các nhà bán lẻ lớn ở quốc gia này liên tục bị kiện có thể đã thúc đẩy người lao động lên tiếng về vấn đề bất bình đẳng tại nơi làm việc.
Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Fed "gây bão" với việc cắt giảm 50 bps lãi suất: Thị trường chao đảo

Fed bất ngờ cắt giảm lãi suất 50 bps, khiến thị trường chao đảo. Mặc dù Powell khẳng định nền kinh tế Mỹ không suy thoái, chứng khoán nhanh chóng lao dốc khi ông cảnh báo không nên kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục hạ lãi suất mạnh tay. Quyết định này đã gây ra phản ứng trái chiều và lo ngại về hướng đi tiếp theo của Fed.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ