Khi rủi ro trở thành "chuyện thường ngày" trên thị trường tài chính

Khi rủi ro trở thành "chuyện thường ngày" trên thị trường tài chính

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

09:50 30/08/2024

Liên tiếp đối mặt với các cú sốc tài chính có thể tạo ra ảo tưởng an toàn, nhưng thực tế đây là con đường nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.

Tháng tới, Wilbur Ross, 86 tuổi, chuyên gia nổi tiếng trong giới quỹ đầu tư tư nhân và là cựu Bộ trưởng Thương mại dưới thời Donald Trump, sẽ xuất bản hồi ký có tên "Rủi ro và Lợi nhuận".

Câu chuyện này không chỉ cho thấy sự nghiệp kinh doanh ấn tượng của Ross, mà còn phản ánh quá trình chuyển đổi quan điểm chính trị của ông từ cánh tả sang cánh hữu, và còn có một tình tiết đáng kinh ngạc liên quan đến Jay Powell, Chủ tịch Fed.

Theo lời kể của Ross, vào năm 2018, Tổng thống đã vô cùng tức giận với quyết định tăng lãi suất của Powell đến mức ông nói với Ross rằng "làm ơn gọi cho tên ngốc này, và giải thích cho hắn rằng tôi sẽ bãi nhiệm Powell trừ khi ông ta thay đổi chính sách".

Ross đã do dự, trả lời rằng "Thưa Tổng thống... Tôi không chắc liệu việc đe dọa thay thế [Powell] có phù hợp với lợi ích của ngài hay không." Và khi Ross cuối cùng cũng gọi điện, Powell khẳng định rằng ông "không có nghĩa vụ phải tranh luận" về chính sách với Nhà Trắng. Nói cách khác, sự độc lập của Fed đã được duy trì.

Mặc dù đã 6 năm trôi qua, câu chuyện này vẫn còn nguyên giá trị. Đây không chỉ là cảnh báo về những rủi ro tiềm tàng nếu Trump tái đắc cử, mà còn cho thấy thị trường đang dần quen với những biến động bất thường - một hiện tượng được gọi là "bình thường hóa sự bất thường".

Trong những tuần gần đây, giá cổ phiếu đã tăng vọt, đẩy chỉ số Dow Jones lên mức cao kỷ lục. Mức tăng này không chỉ vượt qua sự sụt giảm hồi đầu tháng 8 mà còn đạt hiệu suất tốt hơn so với nhiều năm trước. như Zachary Karabell đã ghi nhận trên trang Substack tên Edgy Optimist của ông.

Hiệu suất thị trường này phản ánh sự lạc quan ngày càng tăng về triển vọng "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế Mỹ, sau khi Powell báo hiệu tại Jackson Hole rằng một đợt cắt giảm lãi suất sắp diễn ra vào tháng 9.

Nhưng nghịch lý là tâm trạng lạc quan này xuất hiện ngay cả khi những đám mây u ám - tức là rủi ro - tiếp tục gia tăng. Một làn sóng mới về rủi ro địa chính trị đe dọa (trong trường hợp tốt nhất) gây gián đoạn chuỗi cung ứng và (trong trường hợp xấu nhất) gây ra thêm chiến tranh trong những tháng tới. Trong khi đó, cuộc bầu cử tháng 11 ở Mỹ dường như rất có khả năng tạo ra (trong trường hợp tốt nhất) sự bất ổn sâu sắc về chính sách và (trong trường hợp xấu nhất) xung đột nội bộ.

Tuy nhiên, đằng sau sự lạc quan này là nhiều mối lo ngại. Ngoài việc can thiệp vào Fed, nhóm của Trump còn có kế hoạch làm suy yếu đồng USD và cắt giảm thuế, có thể làm tăng nợ quốc gia thêm 4 nghìn tỷ USD.

Tình hình này đã đủ gây lo ngại trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhưng thậm chí còn trở nên đặc biệt nguy hiểm khi xét đến bối cảnh hiện tại của Mỹ: một bên là khoản nợ khổng lồ đang tăng chóng mặt, bên kia là sự cần thiết phải giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế. Nếu niềm tin này bị lung lay, Mỹ có thể đối mặt với khó khăn trong việc huy động vốn để trang trải các khoản chi tiêu ngày càng tăng của mình.

Như Torsten Slok của Apollo lưu ý, tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ đang tăng cao hơn 100%, chi phí chỉ dành để trả nợ đã chiếm 12% tổng chi tiêu chính phủ và một phần ba (9 nghìn tỷ USD) TPCP phải được tái cấp vốn chỉ trong năm tới. Thật đáng lo ngại.

Dù chiến thắng của Kamala Harris có thể mang lại sự ổn định hơn trong chính sách - chẳng hạn như việc bà khó có khả năng sa thải chủ tịch Fed - nhưng kịch bản này vẫn tiềm ẩn những rủi ro đáng kể. Kế hoạch kinh tế của Harris cũng có thể làm tăng nợ quốc gia thêm 2 nghìn tỷ USD và bao gồm những biện pháp gây tranh cãi như kiểm soát giá. Hơn nữa, bất kể ai thắng cử với tỷ số sát sao, đều có nguy cơ phải đối mặt với làn sóng biểu tình, các thách thức pháp lý và thậm chí là bất ổn xã hội.

Tất cả những yếu tố này đều có thể làm suy giảm niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với nước Mỹ. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là thị trường tài chính dường như vẫn bình chân như vại trước những rủi ro này. Ngoại trừ giá vàng - vốn thường tăng trong thời kỳ bất ổn - các tài sản khác hầu như không bị ảnh hưởng. Ngược lại, thị trường vẫn tỏ ra lạc quan về viễn cảnh nền kinh tế sẽ "hạ cánh mềm".

Có hai lý do chính cho điều này: dư thừa thanh khoản từ các chính sách nới lỏng tiền tệ trước đây và niềm tin rằng những lời đe dọa của Trump sẽ không được thực hiện, nhờ sự kiềm chế từ những người cố vấn như Ross.

Tuy nhiên, vấn đề thứ ba là cái gọi là "bình thường hóa sự bất thường". Khái niệm này được phát triển lần đầu tiên bởi một nhà xã hội học tên là Diane Vaughan khi NASA yêu cầu bà nghiên cứu về thảm họa tàu con thoi Challenger năm 1986.

Trước nghiên cứu của Vaughan, người ta cho rằng bi kịch đã xảy ra do một sự cố an toàn lớn. Tuy nhiên, bà lập luận rằng nguyên nhân thực sự là trước thảm họa, đã có nhiều vi phạm nhỏ về tiêu chuẩn an toàn.

Vaughan cho rằng thảm họa xảy ra không phải do một sai lầm lớn, mà do nhiều vi phạm nhỏ tích tụ theo thời gian, dần dần thay đổi nhận thức về "bình thường". Sau nhiều vi phạm như vậy, sự bất thường trở nên bình thường hóa và do đó bị bỏ qua cho đến khi gây ra thảm họa.

Thị trường tài chính, không giống như một cỗ máy cứng nhắc như tên lửa, có khả năng thích ứng đáng kinh ngạc. Trong thập kỷ qua, các nhà đầu tư đã phải đối mặt với một chuỗi các biến cố chấn động cả trong nước lẫn quốc tế, tần suất và cường độ đến mức khó tin. Kết quả là, họ dần dần "miễn dịch" với những cú sốc này, biến chúng thành "chuyện thường ngày ở huyện". Hãy thử tưởng tượng: chỉ cách đây 10 năm, nếu có ai nói rằng một Tổng thống Mỹ công khai đe dọa sa thải Chủ tịch Fed, hoặc chính phủ sẽ thản nhiên tăng thâm hụt ngân sách lên hàng nghìn tỷ USD, hẳn thị trường đã rung chuyển dữ dội. Thế nhưng giờ đây, những tin tức động trời như vậy lại chỉ khiến các nhà đầu tư khẽ nhướn mày rồi tiếp tục công việc như chẳng có gì xảy ra.

Mặc dù điều này cho thấy khả năng thích ứng đáng kinh ngạc của con người, đồng thời tạo ra nguy cơ tự mãn và ảo tưởng rằng hệ thống tài chính có thể hấp thụ mọi cú sốc. Vì vậy, khi thị trường chứng khoán tiếp tục tăng, các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng cách phòng ngừa các kịch bản bất ngờ có thể xảy ra trong mùa thu này. Họ cần tự hỏi mình đã vô tình chấp nhận những rủi ro nào như bình thường. Bởi vì những đe dọa đối với sự độc lập của Fed có thể chỉ là khởi đầu cho những thách thức lớn hơn phía trước.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Vàng hướng đến tuần tăng ấn tượng nhất trong năm khi căng thẳng Nga-Ukraine leo thang

Thị trường vàng đang chứng kiến đà tăng ấn tượng, hướng đến tuần giao dịch tốt nhất trong năm vào ngày thứ Sáu. Sự bứt phá này đến từ việc các nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng Nga-Ukraine ngày càng leo thang, đồng thời họ cũng đang theo dõi sát sao khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất.
Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cổ phiếu châu Á và vàng bứt phá sau đà tăng mạnh của Phố Wall

Cổ phiếu châu Á và vàng tăng mạnh sau khi Phố Wall phục hồi, nhờ vào sự lạc quan về triển vọng của Nvidia và kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của Tổng thống đắc cử Trump. Đồng thời, căng thẳng địa chính trị và vụ kiện chống lại Gautam Adani cũng khiến giá dầu và vàng tiếp tục tăng.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi ranh giới bị phá vỡ

Chính quyền Trump đang thể hiện lập trường cứng rắn, khẳng định sẽ chấm dứt tình trạng các nhóm vận động hành lang năng lượng xanh và các tổ chức toàn cầu lợi dụng nguồn lực tài chính và ảnh hưởng để làm suy yếu vị thế dẫn đầu về năng lượng cũng như triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ.
MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

MicroStrategy chào bán 3 tỷ USD trái phiếu, phục vụ chiến lược mua Bitcoin bất chấp cổ phiếu lao dốc

MicroStrategy (MSTR) - gã khổng lồ công nghệ vừa đạt cột mốc ấn tượng khi hoàn tất việc phát hành trái phiếu đặc biệt trị giá 3 tỷ USD. Đây là loại trái phiếu chuyển đổi cao cấp 0% lãi suất, sẽ đáo hạn vào tháng 12/2029. Điều đáng chú ý là công ty có kế hoạch sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ số tiền này để phục vụ chiến lược mua Bitcoin của mình.
Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Từ thương mại đến vấn đề Đài Loan: Bước đi thận trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước kỷ nguyên Trump 2.0

Giữa thời khắc lịch sử khi nước Mỹ đang trong giai đoạn chuyển giao ghế Tổng thống, bức tranh địa chính trị toàn cầu vẫn không ngừng xoay chuyển, bất chấp sự chờ đợi đến ngày 20/1 - thời điểm đánh dấu sự thay đổi quyền lực chính thức tại Nhà Trắng.
Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Nga Putin cảnh báo về mối đe dọa chiến tranh toàn cầu đang hiện hữu từ Ukraine

Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra tuyên bố nghiêm trọng về tình hình chiến sự Ukraine. Theo người đứng đầu điện Kremlin, cuộc xung đột đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành một cuộc đối đầu toàn cầu, sau khi Hoa Kỳ và Anh Quốc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ nhằm vào lãnh thổ Nga. Ông cũng không quên gửi lời cảnh báo tới phương Tây về khả năng đáp trả của Moscow.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ