Liệu có thể thuần hóa "con quái vật" USD hung hãn?
Vân Chi
Junior Editor
Bất kỳ nhà giao dịch tiền tệ truyền thống nào cũng khuyên rằng: “mua USD, đeo kim cương”. Điều này chắc chắn là một kèo tốt trong năm nay, nhưng lại gây ra nhiều căng thẳng trên khắp thế giới. Nhưng nếu bạn đang mong chờ một cú sốc để xoay chuyển tình thế này, thì chắc bạn sẽ phải đợi rất lâu đó.
Nhìn thoáng qua, đồng tiền dự trữ thống trị thế giới hiện tại khá ảm đạm. Chỉ số DXY, so sánh với các loại tiền tệ chính khác, tăng khoảng 4% vào năm 2024 - một mức tăng khá nhưng không quá ngoạn mục. Chỉ số này vẫn thấp hơn khoảng 7% so với mức cao kỷ lục đạt được vào tháng 9 năm 2022.
Nhưng đối với nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư, điều đó mở ra cơ hội để USD tiếp tục tăng cao hơn khi thị trường điều chỉnh lại kỳ vọng lãi suất ở Mỹ. Shahab Jalinoos và Vassili Serebrikov, nhà phân tích tiền tệ tại UBS, viết: “Đồng đô la vẫn còn nhiều cơ hội tăng giá”. Căng thẳng đã lan sang châu Á và các thị trường mới nổi, và có thể sẽ trở thành nguyên nhân gây ra biến động thị trường rộng hơn vào cuối năm nay.
Tất nhiên, lý do cho tất cả những điều này là vì, mặc dù Mỹ vẫn có khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay, nhưng sớm nhất cũng chỉ có thể là vào tháng 9. Và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến sẽ hành động một hoặc hai lần, trong khi các Ngân hàng Trung ương lớn ở các thị trường phát triển khác đang trên đà cắt giảm sớm hơn nhiều. Riêng trường hợp của Nhật Bản thì đang bị mắc kẹt trong tình trạng nới lỏng. Chênh lệch đó thường sẽ dẫn đến việc tăng sức mạnh của USD. Vào cuối tháng 4, Goldman Sachs cho biết họ kỳ vọng USD sẽ “mạnh hơn trong thời gian dài” với một số yếu tố “gây biến động”. Khả năng tốt nhất để xoay chuyển tình thế này là sự tiếp nối của dữ liệu việc làm đáng thất vọng của Mỹ vào thứ Sáu.
USDJPY hiện đang khá căng cùng nghi vấn chính quyền Nhật Bản đã phải can thiệp trong tuần này. JPY đã trượt giá gần như liên tục kể từ đầu năm 2022. Đồng tiền này đã mất 1/3 giá trị kể từ thời điểm đó, khiến USDJPY giao dịch ở mức cao chưa từng thấy kể từ giữa những năm 1980. Nhưng đợt biến động mới nhất khi USDJPY vượt mức 160 đã được tiếp nối ngay bởi một sự phục hồi nhanh chóng.
Chúng tôi sẽ không biết chắc chắn liệu điều này có phản ánh việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã bán USD hay không cho đến khi dữ liệu về dự trữ được công bố trong những tuần tới, nhưng những người tham gia thị trường khá chắc rằng đây chính là nguồn gốc của sự biến động. Nhưng dù sao thì điều này cũng không thực sự hiệu quả. Sự can thiệp đơn phương hiếm khi tạo nên sự thay đổi. USDJPY đã quay trở lại mức khoảng 155, vì vậy đây có thể coi là một cú tăng tốc. Nhưng đó là tất cả những gì có thể xảy ra. Các nhà phân tích cũng đã đặt mục tiêu cao hơn, chứ không phải thấp hơn, cho USDJPY sau đợt biến động trong tuần này.
Peter Fitzgerald, giám đốc đầu tư đa tài sản và vĩ mô tại Aviva Investor, cho biết: “Đây là điều sẽ xảy ra khi một Ngân hàng Trung ương thực hiện chính sách tiền tệ hoàn toàn không phù hợp”, nói về lãi suất 0% của BoJ.
Fitzgerald cho biết: “Áp lực đang là tiền tệ và cách duy nhất để giải quyết là chính sách tiền tệ”. Ông nói thêm, sự can thiệp, giả sử đó là những gì đã xảy ra trong thời điểm này, sẽ không thể làm thay đổi tình trạng bây giờ.
Chỉ số DXY
Nhật Bản không đơn độc trong tình trạng này. Họ bày tỏ quan ngại với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen về vấn đề này vào tháng trước, cùng với Hàn Quốc. Cũng vào cuối tháng 4, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã gây bất ngờ cho những người tham gia thị trường khi tăng lãi suất, trong nỗ lực hỗ trợ đồng rupiah IDR.
Sự suy yếu của các tiền tệ ngoài Mỹ không hẳn điều là xấu. Ví dụ, điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu. Trớ trêu thay, Nhật Bản đã mất nhiều năm trong hai thập kỷ qua để cố gắng đẩy đồng Yên xuống chứ không phải tăng lên.
Hiện tại, EURUSD đang dao động quanh mức 1.07 yếu nhất trong hai thập kỷ, phần lớn là do chênh lệch về lãi suất. Nhưng Barclays nằm trong số những người cảnh báo rằng sự sụt giảm mạnh hơn có thể sắp xảy ra. Báo cáo lập luận rằng, chính sách thuế quan của Donald Trump có thể đẩy tỷ giá hối đoái xuống. Vào thời điểm đó, sẽ ngày càng nhiều cơ quan chức năng lớn sẽ muốn cùng nhau hợp tác và làm suy yếu USD. Quả thực, trong nhiệm kỳ tổng thống cuối cùng của mình, bản thân Trump cũng là người lên tiếng phản đối sự suy yếu của EUR.
Nhưng hiện tại, tất cả những điều này vẫn chỉ là giả định. Các nhà phân tích tại UBS cho biết tiêu chuẩn can thiệp đa phương như những năm 1980 – loại hình duy nhất có hiệu quả – vẫn “rất cao”. Ngân hàng viết rằng một sự can thiệp phối hợp “không hoàn toàn nằm ngoài khả năng”. Điều này có thể cần “một cú sốc mới đủ cấp bách và toàn diện để khiến việc phối hợp các chính sách trong nước thành một lựa chọn hợp lý”.
Khó có thể khẳng định rằng Mỹ đang có nhu cầu cấp thiết phải cắt giảm lãi suất. Cho đến khi tất cả những điều đó thay đổi, các quốc gia đang chịu căng thẳng sẽ không thể làm gì.
Financial Times