Mô hình cái nêm

Mô hình cái nêm

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

16:42 23/11/2023

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) phản ánh sự tích lũy và lưỡng lự của phe mua hoặc phe bán trong một xu hướng chính, trước khi giá có thể đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng cũ.

Mô hình cái nêm tăng phản ánh xu hướng tích lũy

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) phản ánh sự tích lũy và lưỡng lự của phe mua hoặc phe bán trong một xu hướng chính, trước khi giá có thể đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng cũ.

Mô hình này được hình thành khi giá “mắc kẹt” giữa hai đường xu hướng cùng chiều nhưng sẽ càng hẹp về bên phải, tạo ra hình dạng như một “cái nêm” khi giá dần tiến đến điểm hội tụ. 

Các đường xu hướng trong mô hình hình nêm được coi là những kháng cự và hỗ trợ hữu ích để báo hiệu khả năng đảo chiều trong hành động giá. Tức là: 

Nếu phá vỡ kháng cự, giá sẽ đảo chiều tăng nếu xu hướng chính đang là giảm hoặc giá sẽ tiếp tục tăng mạnh nếu xu hướng chính đang là tăng.

Ngược lại nếu phá vỡ hỗ trợ, giá sẽ đảo chiều giảm nếu xu hướng chính đang là tăng hoặc giá sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nếu xu hướng chính đang là giảm.

Mô hình cái nêm có 3 nhóm chính 

Mô hình cái nêm thường được phân vào 3 nhóm chính sau: 

Mô hình nêm tăng (Rising Wedge Pattern) phản ánh sự tích lũy của giá trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Đặc điểm nhận dạng của mô hình này sự xuất hiện của hai đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ tại một điểm và dốc lên trên. Đây thường là một mô hình đảo chiều sau một pha tăng, hoặc mô hình tiếp diễn trong xu hướng giảm.


Mô hình nêm giảm (Falling Wedge Pattern) phản ánh sự tích lũy của giá trong một xu hướng tăng hoặc giảm. Đặc điểm nhận dạng của mô hình này sự xuất hiện của hai đường hỗ trợ và kháng cự hội tụ tại một điểm và dốc xuống dưới. Đây thường là một mô hình đảo chiều sau một pha giảm, hoặc mô hình tiếp diễn trong xu hướng tăng.


Mô hình nêm mở rộng (Broadening Wedge Pattern) là một dạng hoàn toàn trái ngược với hai mô hình cái nêm truyền thống: hai đường hỗ trợ và kháng cự thay vì hội tụ sẽ phân kỳ từ trái sang phải.

Giao dịch với mô hình cái nêm

Khi giao dịch, ta có thể tiến hành vào lệnh như sau:

  • Vào lệnh Buy khi giá phá vỡ kháng cự trong mô hình cái giảm và vào lệnh Sell khi giá phá vỡ hỗ trợ trong mô hình nêm tăng. 
  • Đặt lệnh Stop Loss tại đáy thấp nhất trong mô hình nêm giảm và đỉnh cao nhất với mô hình nêm tăng
  • Tiến hành Take profit tại điểm mà khoảng cách từ vị trí đó đến điểm Breakout có bề rộng tương đương với khoảng cách của hai đường xu hướng và cùng chiều với xu hướng vào lệnh.

Tuy nhiên, để chắc chắn, ta có thể chờ giá quay lại kiểm tra các đường xu hướng, đồng thời có sự xuất hiện các mô hình nến hoặc tín hiệu từ các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận đà tăng/giảm rồi mới vào lệnh.

dubaotiente.com

Broker listing

Thư mục bài viết